Cẩm Tú Kỳ Bào

Chương 2: Giấc mộng kỳ lạ

/27


Vì sao tôi đang khóc? Cổ họng co rút lại, trong lòng khôngthấy buồn thương, mà nước mắt lại không sao ngăn nổi. Vừa khóc tôi vừanhìn khắp xung quanh, khi cúi đầu xuống bỗng phát hiện ra mình đang mặcmột chiếc áo dính đầy máu tươi. Nhìn quanh gian phòng một lần nữa, đókhông phải là phòng ngủ quen thuộc của tôi, khung cửa sổ được làm bằnggỗ, ánh trăng chiếu qua làm nổi bật chữ "Hỷ" cỡ lớn dán trên mặt cửa.Tôi đứng lên, phát hiện trên bàn đang trải rộng một tấm kỳ bào, tay lỡ,xung quanh gấu viền hoa, ngực áo là một đóa uất kim hương được thêu taybằng chỉ màu, cửa tay bọc nẹp vàng màu vỏ quýt. Khuy trên cùng của tấmkỳ bào là một viên ngọc trai nhỏ tinh tế.

Sau khi tạm biệt Tiểu Lý ở đầu đường, tôi nhét tai nghe MP3 vào tai mình.

Giọng ca nhẹ nhàng và vui nhộn của Thái Y Lâm ngay lập tức rót đầyvào màng nhĩ. Tôi vẫn thường thích mở âm lượng to hết cỡ, như vậy sẽkhông nghe thấy một chút tạp âm nào bên ngoài, cảm giác như mình đang ởtrong một buổi hòa nhạc vậy. Nghe nhạc, nhất là nhạc Thái Y Lâm, nếu mởâm thanh nhỏ sẽ rất loãng. Tôi bước đi theo tiết tấu của bài "Hải tặc",thực ra trong tính cách của tôi không phải là không có những tế bào theo thiên hướng sôi động. Từ nhỏ mẹ đã dạy tôi nhiều lễ nghi truyền thốngcủa người Trung Quốc, đều là những điển hình mà các bậc trưởng bối đemra để dạy trẻ con, kỳ thực bọn họ không biết rằng tôi cũng muốn được như bọn họ, không bị trói buộc bởi các tiểu tiết, muốn thể hiện bản thânmình.

Con đường này hễ qua tám giờ là trở nên vắng bóng người, vì thế có thể coi như đường của riêng tôi.

Tôi nghĩ động tác của tôi lúc đó chắc chắn cực kỳ khôi hài, thử tưởng tượng xem, một người con gái đi giày da đế nhọn lại nhảy nhót như điên, sẽ là hình ảnh thế nào? Dù việc tôi nghe nhạc cũng là hành động hơi kỳquái, song điều duy nhất đáng mừng là tôi không giống như đám người nàođó, cứ hát rống lên một cách phóng túng theo tiếng nhạc. Trước đây tôicũng hát ra lời, nhưng từ sau cái lần ngồi trên xe buýt nghe thấy một gã trai hát như tiếng lợn kêu, tôi mới biết việc hát theo MP3 kinh dị tớimức nào, quả là cưỡng dâm thính giác, thậm chí là cưỡng dâm tập thể. Từđó trở đi, mỗi lần nghe nhạc tôi thường cố kiềm chế để mình không háttheo thành tiếng.

Một đêm như thế này, may mà những cây ngô đồng bên đường che khuấtnên cũng không cần phải lo sẽ có người trông thấy bộ dạng điên khùng,xấu xí của tôi. Đúng lúc tôi đang nghe tới mức linh hồn cũng sắp bốc lên theo tiếng nhạc thì bỗng thấy vai trĩu xuống, cảm giác như có một vậtgì đó lạnh ngắt đặt lên trên, hơi lạnh lập tức xuyên qua lớp áo lụa mỏng thẩm thấu vào tận trong xương cốt. Tôi gần như nhảy vọt lên, kinh hoàng quay đầu lại, chiếc tai nghe bên trái tuột khỏi tai, buông lủng lẳngtrước ngực.

Một người con gái đứng trước mặt tôi, tóc búi cao, khuôn mặt xinhđẹp, hai cánh tay để trần trong gió trông trắng trẻo mịn màng. Nhìn theo cánh tay ấy, tôi nhận ra nguồn cơn của cái lạnh trên vai mình, chính là tay trái của cô ta. Trên miệng cô ta vương một nụ cười, đôi mắt giốngnhư hai trái nho chín mọng ngâm trong nước, khi cười tạo thành những gợn sóng lăn tăn xao động cực kỳ quyến rũ. Người này chẳng phải là ngườivừa mới vào cửa hiệu của tôi để sửa chiếc xường xám hay sao? Tôi thởphào một tiếng, tay trái khẽ vỗ lên ngực để điều chỉnh lại hơi thở đangrối loạn vì hoảng sợ:

"Làm tôi chết khiếp! Tôi còn tưởng là ai đó kia. Phải rồi, ban nãy quên mất không hỏi tên chị là gì?".

Tôi chợt nhớ ra vừa rồi quên mất không hỏi chị ta tên gì, với tínhcách cực kỳ cẩn thận của tôi thì đây là một lỗi rất hiếm khi gặp, tôicảm thấy hơi xấu hổ, còn lo sẽ để lại ấn tượng xấu đối với khách hàng vì sự qua loa sơ sài này.

"À, chồng tôi họ Lạc, chữ Lạc trong Lạc Đà. Thật lòng xin lỗi vì đãlàm cô sợ. Tôi đứng bên đường gọi mấy tiếng mà cô không nghe thấy ư?".Cô ta cười rụt rè, nhấc bàn tay trái khỏi vai tôi rồi đưa lên vuốt vuốtsợi tóc mai để che đi sự bất an trong lòng, khuôn mặt mang vẻ xấu hổ của một cô gái mới chừng mười bảy mười tám tuổi.

Thấy vẻ áy náy ấy, tôi trái lại còn cảm thấy ngạc nhiên vì sự hoảnghốt ban nãy của mình, liền chỉ vào chiếc tai nghe MP3 trước ngực, đồngthời xoa dịu:

"Chị Lạc, không sao đâu, con người tôi có lúc hơi biểu hiện quá lênnhư vậy. Cũng không có gì đáng sợ, con đường này tôi cũng đã đi mòn cảra rồi, có trách chỉ thì trách tôi để nhạc MP3 to quá!".

"Cô Lý thật biết cách an ủi người khác!".

"À...", lời nói tắc tịt, tôi vốn không phải người hoạt ngôn, vốnkhông bao giờ nói được những câu tâng bốc khách hàng. Chỉ đành bắt chước người phụ nữ kia, xoa xoa tay lên đầu rồi hỏi:

"Muộn như vậy rồi, chị Lạc còn chưa về ư?".

"Tôi đợi xe!". Cô ta vươn người nhìn ra đầu đường.

"Đợi xe? Đây chẳng phải là bến xe buýt ư?".

Vừa nói xong tôi liền thấy buồn bực, thấy ghét bản thân mình. Hôm nay làm sao thế nhỉ, sao mồm miệng toàn làm việc nhanh hơn não. Một thiếuphụ trông sang trọng thế này chắc phải có một người chồng giàu có, làmsao chen chúc trên xe buýt được?

"Chồng tôi đang cho tài xế đến đón. Cô Lý sống ở đâu, hay là lát nữa tiện đường tôi đưa về luôn?".

"Cảm ơn chị Lạc, nhà tôi ở ngay đằng trước kia rồi. Đáng lẽ phải mờichị qua đó uống cà phê, nhưng vì chị Lạc đang đợi người, nên tôi đitrước nhé, không làm phiền chị nữa!".

"Được rồi, tạm biệt cô!".

"Hẹn gặp lại chị!".

Cửa hiệu xường xám nằm cách nhà tôi chỉ chừng ba mươi phút đi bộ, đihết đường lớn, quặt vào một ngã rẽ rồi đi thêm khoảng năm mươi mét làđến nơi tôi ở, khu đô thị Thần Thái. Vừa bước vào trong khu nhà, độtnhiên trong lòng cảm thấy có điều gì đó kỳ quái mà không hiểu tại sao,tôi liền quay đầu lại nhìn ra ngoài đường. Cách đó hai chục mét đã không còn nhìn thấy bóng dáng người thiếu phụ họ Lạc kia đâu. Mới rồi khi nói chuyện với chị ta, tôi đã tắt nhạc đi, ở một khoảng cách gần như vậy mà không hề nghe thấy tiếng động cơ hay tiếng phanh xe dừng lại, sao màmới đó đã không thấy đâu rồi? Tôi dụi dụi mắt, thấy phía trước vẫn làmột khoảng vắng lặng không một bóng người. Còn đang ngẩn ngơ thì chúTrần, nhân viên gác cổng ở chung cư đã lên tiếng:

"Tiểu Ảnh, về rồi đấy à?".

"Vâng! Chú Trần hôm nay trực đêm ư?".

"Ừ, Tiểu Ảnh, mới rồi cháu làm gì ở đằng đó thế? Đứng đây thấy cháucứ đứng yên một mình mãi, chú còn tưởng có chuyện gì kia. Nếu như cháukhông đi về đây, chắc chú đã phải chạy ra xem có chuyện gì rồi".

"Ở đâu ạ?".

Tôi giật thót người, phòng bảo vệ khu đô thị nằm đối diện với conđường mà tôi vừa đi qua, bây giờ là buổi tối, khoảng cách hai mươi métthì có thể nhìn thấy tôi rất rõ, thậm chí xa hơn cũng vẫn nhìn thấyđược. Thế nên mới rồi tôi đứng trên đường nói chuyện với thiếu phụ họLạc, chú Trần không thể chỉ trông thấy tôi mà không nhìn ra chị ấy.

"Ở chỗ đó ấy, cạnh bụi hoa hồng kia kìa!".

Tôi giật mình, chú Trần không nhìn thấy chị Lạc thật ư? Chị ấy mặc áo màu trắng, nếu như nhìn thấy tôi thì không thể nảo lại không nhìn thấychị ấy được. Tôi đành tự an ủi mình, người phụ nữ đó thấp hơn tôi chừngnăm phân, có lẽ tầm nhìn của chú Trần đã bị tôi che khuất. Cũng có thểlà thị lực của chú Trần không tốt lắm. Tôi tặc lưỡi cho qua, sau khichào tạm biệt chú Trần bèn cất máy nghe nhạc vào trong túi, sợ lại gặpchuyện gì kỳ quái nữa.

"Bà ơi, cháu về rồi!".

Hàng ngày, việc đầu tiên khi về đến nhà và việc cuối cùng tôi làm khi ra khỏi cửa là chào bà nội.

"Mau đi tắm đi, mồ hôi ướt hết áo rồi, mùi hôi chết đi được".

Bà nội là một người ưa sạch sẽ, mỗi khi tôi đi ra ngoài quay về thếnào cũng phải tắm, dù chỉ đi có nửa giờ cũng vậy. Lũ bạn tôi đều biếtchuyện này nên phần lớn không thích đến nhà tôi chơi, bởi lần nào bàcũng chỉ đạo ngồi thế này không được, ngồi thế kia không được. Ngay cảtôi nhiều lúc còn không chịu được sự gò ép đó của bà chứ đừng nói là mấy đứa bạn, thế nên ở nhà thường chỉ có hai bà cháu, vắng tanh vắng ngắt.Nếu tính chi li ra, thì sự sạch sẽ của bà chỉ bắt đầu có từ sau khi ôngnội biệt tăm.

Lúc tắm xong đi ra, bà nội đưa một nén hương cho tôi. Bà theo đạoPhật nên trong nhà có thờ một bức tượng Bồ Tát, nói là để trừ tà, cầubình an. Bà còn bắt tôi hàng ngày mỗi khi về nhà phải thắp một nénhương, bản thân bà thì đều đặn như cơm bữa không bao giờ quên một buổi,bởi vậy trong phòng khách nhà tôi bốn mùa đều tràn ngập mùi đàn hương.Thắp hương xong, tôi ngồi xuống ghế sa lon xem ti vi cùng bà. Nghĩ đếnviệc hôm nay gặp chiếc áo xường xám truyền kỳ đó, lại thấy trong lòngngứa ngáy, muốn hỏi nhưng không dám hỏi, cuối cùng thì sự tò mò vẫnchiếm thế thượng phong. Tôi ngồi dịch lại gần bà.

"Dạo này đang có mốt phục cổ bà ạ, những người đến cửa hiệu đặt may xường xám đều không thích mấy kiểu dáng mới nữa".

Tôi giả bộ nói một cách hết sức tình cờ, liếc mắt nhìn trộm phản ứng của bà.

"Vậy thì cháu làm theo mấy kiểu dáng cũ cho họ", trông bà nội rõ ràng là đang buồn ngủ, nói xong liền ngáp.

"Bà ơi, bà bảo là ông chưa từng nhìn thấy tấm kỳ bào đó ư?". Tôi sợbà vào giường đi ngủ nên không quanh co làm gì nữa, hỏi thằng vào vấnđề.

"Tấm kỳ bào nào?".

"Chính là Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào ấy!".

"Lại nhắc đến cái thứ đó, bà đã bảo cháu là không được nhắc đến nó nữa cơ mà!".

Bà sầm mặt lại, gỡ cánh tay tôi đang ôm vòng quanh lưng mình ra rồingồi dịch sang đầu bên kia của ghế sa lon, khuôn mặt nặng nề u ám. Chỉcó khi cực kỳ tức giận bà mới không thèm để ý đến tôi như vậy, tôi thụtthụt đầu lưỡi, tự rủa mình nóng vội.

"Được rồi, được rồi, cháu không nhắc đến nữa được chưa? Bà không được giận nữa nhé! Sẽ có thêm nhiều nếp nhăn, già thì không đẹp nữa đâu.Cháu đi ngủ trước đây, ngày mai còn phải dậy sớm nữa". Tôi trơ mặt xôngđến ôm chặt lấy bà, ghé sát môi vào má bà rồi hôn một cái. Có vẻ như cơthể đang cứng ngắc của bà mềm dịu lại hơn một chút, người bà thương nhất là tôi, hễ khi nào bà giận, tôi chỉ cần nũng nịu một chút là bà hết bực ngay.

"Nha đầu chết tiệt, lại trêu chọc bà già này. Mau đi ngủ đi! Nhớ đóng cửa sổ vào đấy!".

Bà dùng ngón tay trỏ dí vào trán tôi với vẻ yêu chiều. Nhìn thấykhuôn mặt bà đã quang đãng, tôi thở phào một hơi nhẹ nhõm. Dù rằngthường ngày không nói ra, nhưng tận đáy lòng bà thật sự không muốn nghebất cứ chuyện gì liên quan đến ông nội tôi. Thế nên dù có tò mò đến mứcnào, tôi cũng đành nuốt ngược vào trong bụng.

"Cháu biết rồi!".

Đóng cửa phòng ngủ lại, tôi nhảy phắt lên giường, duỗi tấm lưng mỏinhừ ra một cách khoan khoái: "Nhớ sự ấm áp của mày thật đấy!".

Chiếc giường mềm mại quả thực vô cùng dễ chịu, mùi đàn hương bênngoài phòng khách lọt qua khe cửa bay vào, dường như mang theo cả hơithở của Phật, khiến tôi nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ.

Vì sao tôi đang khóc? Cổ họng co rút lại, trong lòng không thấy buồnthương, mà nước mắt lại không sao ngăn nổi. Vừa khóc tôi vừa nhìn khắpxung quanh, khi cúi đầu xuống bỗng phát hiện ra mình đang mặc một chiếcáo dính đầy máu tươi. Nhìn quanh gian phòng một lần nữa, đó không phảilà phòng ngủ quen thuộc của tôi. Khung cửa sổ được làm bằng gỗ, ánhtrăng chiếu qua làm nổi bật chữ "Hỷ" cỡ lớn dán trên mặt cửa. Tôi đứnglên, phát hiện trên bàn đang trải rộng một tấm kỳ bào, tay lỡ, xungquanh gấu viền hoa, ngực áo là một đóa uất kim hương được thêu tay bằngchỉ màu, cửa tay bọc nẹp vàng màu vỏ quýt. Khuy trên cùng của tấm kỳ bào là một viên ngọc trai nhỏ tinh tế. Kích cỡ viên ngọc trai đó chừng bằng móng tay út, màu đã hơi ngả vàng.

Ấy, đây chẳng phải là chiếc "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào" mà thiếu phụ học Lạc đó đã mang đến nhờ tôi sửa hay sao? Ở một không gian xa lạnhư thế này lại trông thấy một vật tạm coi là quen thuộc, tôi thấy lòngmình cũng bình tĩnh lại.

"Két...".

Cánh cửa gỗ bị ai đó đẩy ra. Một cô gái chừng mười tám mười chín tuổi bước vào, mái tóc được tết theo kiểu thời Dân quốc, mặc bộ quần áo màuđỏ hệt như máu trên người tôi. Thấy tôi, cô ấy liền nói:

"Tiểu thư mau trang điểm đi, trời sắp sáng rồi!".

"Không!".

Tôi hét toáng lên, đây là cái nơi quỷ quái nào vậy? Tôi đang ở đâuđây? Lẽ nào, lẽ nào tôi vừa ngủ đã đi ngay vào một đường hầm thời gian?Nhưng tôi không có tiền ở đây, với lại còn một mình bà tôi thì ai chămsóc?

"Tiểu thư, tiểu thư đừng nghĩ đến chuyện đó nữa! Đây là số mệnh!".

Cô gái đó mắt đã đỏ hoe, nước mắt chỉ chực tuôn rơi. Tôi càng khônghiểu ra làm sao cả, đây là nơi đâu? Vì sao tôi cảm thấy xa lạ đến thế?Nhưng mà không khí đang chuyển dịch quanh đây vì sao lại có vẻ quenthuộc mà bi thương như vậy chứ?

Cô gái đó bắt đầu chải tóc cho tôi, vừa chải vừa lẩm bẩm:

"Đã chải thì chải đến cuối cùng...".

"Dừng lại, tôi không cần cô chải tóc cho tôi, cô cho tôi ra khỏi đây!".

Cảnh tượng này thực sự quá đáng sợ, nước mắt của cô ta như đang tuyên bố một bi kịch nào đó, nó khiến người ta đau lòng tới mức không saodừng lại được. Tôi đẩy cô ta ra rồi đứng dậy.

"Tiểu thư, một lúc nữa là kiệu hoa của nhà họ Trần đến rồi, tiểu thưkhông thể không xuất giá. Đây là số mệnh của những người con gái trongnhà chúng ta, không thể nào tránh được. Cuộc hôn nhân này đã được địnhđoạt từ khi tiểu thư còn nhỏ, tiểu thư hãy nghĩ lại đi. Chuyện của tiểuthư và Liễu thiếu gia không thể nào thành được đâu, hơn nữa anh ta nghèo như vậy, có thể đem lại một cuộc sống tốt cho tiểu thư hay không?".

Đứa con gái xấu xa đó muốn kéo tôi lại, tôi hất tay cô ta ra rồi túmváy lên, bỏ chạy ra ngoài song cũng không biết chạy đi đâu. Trong bóngtối mờ mờ dường như có ai đó đang dẫn dắt con người tôi, trái tim tôi,thậm chí đến cả nước mắt của tôi cũng bị kiểm soát, nó tuôn ra một cáchtự nhiên, không biết vì sao mình lại đau buồn đến vậy. Chạy xuyên quamột rừng cây, trước mặt đã là con sông rộng mênh mông, hai bên bờ đènhoa rực rỡ, trên sông là vô số thuyền đánh cá, phía chân trời hơi phớtmột màu xám tro. Trời đã sắp sáng rồi, nhưng đây là đâu kia chứ? Tôi thở dốc, trong khoảng rừng đen sẫm phía sau đã thấp thoáng ánh đuốc nhưnhững vì sao đang dịch chuyển, loáng thoáng có tiếng người kêu thét:"Bắt nó lại, không cho nó chạy!".

Khi tôi còn đang ngẩn ra thì một đám đông đã lao tới trước mặt. Một người đàn ông lớn tuổi chỉ tay vào tôi run run nói:

"Người là đồ bất hiếu, sau này nhà chúng ta biết đối mặt với nhà họ Trần thế nào đây?".

Ông ta vừa nói xong, đã vung tay tát tôi một cái khiến tôi ngã sóngxoài ra đất. Cơn đau từ trên má bắt đầu lan đi, tôi trợn tròn mắt địnhmắng lại ông ta.

"Không, con không lấy anh ta! Suốt đời cha chỉ quan tâm đến mỗi cáithể diện, cha hãy gả cái thể diện đó cho anh ta là được rồi!".

Một giọng nói vang lên bên cạnh tôi, quay đầu nhìn sang, tôi nhận rakhông biết từ khi nào đã có thêm một thiếu nữ khác, khuôn mặt thanh tú,trên người mặc bộ áo cưới mà tôi vừa mặc. Cúi đầu nhìn xuống, trên người tôi đã lại là bộ quần áo ngủ của mình.

"Ngươi, ngươi, ngươi!". Người đàn ông đó tức giận tới mức không nói được nên lời, lại vung tay tát thêm cái nữa.

"Con có chết cũng sẽ không lấy anh ta!".

Thiếu nữ nói xong liền quay người nhảy xuống sông. Tôi đưa tay ramuốn giữ cô ấy lại, nhưng bàn tay đã vuột qua góc vạt áo, không làm saogiữ được, kinh hãi trơ mắt ra nhìn cô ấy rơi thẳng xuống sông. Ánh đèn ở hai bên dường như tối lại, trên bờ bỗng nhiên rơi vào một khoảng lặngvô thanh, ngay cả người đàn ông mới rồi còn hùng hùng hổ hổ cũng độtnhiên bạc nhược ngồi sụp xuống.

Mặt sông vỡ toang ra làm nước bắn tóe cả lên mặt tôi, trong chớp mắtngười thiếu nữ đã chìm xuống nước, tấm áo tân hôn cô ấy mặc trên ngườicòn dập dềnh trong chốc lát rồi cũng mất hút không nhìn thấy nữa. Tôivừa khóc vừa gào lên:

"Đừng...".

"Tiểu Ảnh, Tiểu Ảnh, cháu làm sao thế? Mơ thấy ác mộng à?". Là tiếngcủa bà nội, tôi mở to hai mắt, thấy bà đang ngồi trên đầu giường, dùngkhăn thấm nước lau mồ hôi trên trán cho tôi.

Vẫn chưa hoàn toàn tỉnh hẳn khỏi cơn mộng dữ, tôi khẽ thì thầm:

"Không sao đâu bà! Chỉ là một giấc mơ thôi".

Tim đập thình thịch, mồ hôi lạnh không ngừng túa ra, tôi nhõm dậy đi vào nhà tắm rửa mặt, thấy ngực mình vẫn phập phồng dữ dội.

Khi quay về phòng ngủ, đi ngang qua phòng khách, ngửi thấy mùi đànhương, nhìn thấy hai ngọn đèn được làm thành hình ngọn nến thắp hai bênbức tượng Quan Âm, lòng tôi chợt yên ổn lại. Lúc ấy mới hiểu vì sao bàlại theo đạo Phật, hóa ra tín ngưỡng có khi cũng là một sự gửi gắm, cóthể giúp chúng ta xua đi những thứ vướng bận trong lòng.

Thấy hương trong bát đã gần cháy hết, tôi lấy ra ba que mới rồi châm lửa đốt.

Khói hương cuộn bay lên, những nỗi sợ hãi trong giấc mộng cũng dần dần tiêu tán theo làn khói mỏng.


/27