Hủ Mộc Sung Đống Lương

Chương 687: VỤ CƯỚP XE CHỞ TIỀN

/703


Tarzan nhìn theo đoàn tu lúc nào mới rời ga chưa đầy 100 mét.

Hắn chỉ chậm có nửa phút. Giờ làm sao đến được Rodlkamp đây?

Hắn quyết định ra đường vẫy xe xin đi nhờ. Chiếc xe thứ nhất lờ đi. Chiếc xe thứ hai đỗ lại. Một bà cao tuổi bám chặt vô lăng, mỉm cười niềm nở qua cửa sổ xe.

- Cháu định đi đâu, anh bạn trẻ?

- Đến Rodlkamp ạ.

- Ta rất tiếc. Ta sắp rẽ để đi tới Pfaffenhausen rồi.

- Chúc bà chuyến đi tốt l

Ba bốn người lái xe tiếp theo ngắm bàn tay vẫy của Tarzan, nhưng không dừng lại. Rồi một chiếc Mercedes cổ, đã gỉ, suýt nghiến vào ngón chân hắn. Một phụ nữ cầm lái. Bên cạnh cô ta là một người đàn ông vạm vỡ.

- Tôi cần đi Rodlkamp, - Tarzan nói.

- Chúng tôi qua đấy.

- Làm ơn cho tôi xuống ở ngã tư Fuchsweiler được chứ ạ?

- Lên xe đi, - người đàn ông gật đầu.

Tarzan lên xe ngồi dãy ghế sau.

- Xin chào, - hắn chào, trước hết là người phụ nữ.

Không ai trong hai người đáp lại.

Người phụ nữ lái xe ngậm một điếu thuốc lá.

- Nếu chúng ta khẩn trương, sẽ trở về trước hai giờ, Jo ạ, - cô ta nói.

Jo gật đầu.

Ông ta chừng suýt soát năm mươi, có bộ mặt ếch, tóc lưa thưa. Gáy ông ta đầy những vết sẹo nhỏ.

Mặt ếch? Tarzan nghĩ. Mặt ếch, phải rồi! Mình đã biết người này ở đâu đó. Người đàn bà trẻ hơn, tóc vàng hoe, tỉa ngắn lởm chởm. Mái tóc ấy càng tôn lên vẻ khắc nghiệt của gương mặt. Thỏi son chắc phải tìm hết hơi mới ra đôi môi mỏng quẹt. Hai con mắt nhỏ láo liên dưới mí mắt tô xanh l

- Đừng phóng như điên thế, Petra! – Jo bảo.

- Tôi chạy đúng 100 cây số giờ đấy chứ.

Tarzan theo dõi bảng đồng hồ xe. Kim nhích lên chỉ 110. Rõ ràng Petra muốn chọc tức Jo của cô ta.

Jo ư? Có phải tên viết tắt của Jonathan? Có lẽ của Joachim thì đúng hơn. Còn Petra? Joachim và Petra… gì nữa nhỉ?

Đúng tích tắc đó hắn sực nhớ ra.

Vợ chồng Spockhoff! Thủ lĩnh tứ quái suýt buột miệng kêu lên, nhưng kịp kìm lại. Đúng quá rồi! Ảnh cả hai đã từng đăng trên báo khi có phóng sự nhiều kỳ về bọn khủng bố. Trong ảnh, chúng trẻ hơn bây giờ cả chục tuổi. Nhưng đúng là chúng. Điên rồ, vậy mà chính chúng lại cho mình đi nhờ xe! Tổ chức của Nero chăng? Chắc không phải. Nhưng giá hồi đó đã có Nero, hẳn chúng theo tên đó liền.

Hắn đắn đo không biết có nên hỏi hai người về quá khứ của họ chăng. Biết đâu họ đã cải tà quy chính, đang làm việc từ thiện nữa cũng nên.

Hắn quyết định giữ miệng.

Hơn nữa Petra đang phóng xe như điên. Làm cô ta mất tập trung, khéo bỏ mKim tốc độ dao động ở vạch 122 cây số/giờ. Chiếc xe ọp ẹp như sắp bục ra ở mọi đường hàn.

- Sắp đến ngã tư Fuchsweiler rồi, - Jo nói. – Chớ có phóng qua.

Petra chứng minh bộ phanh xe vẫn hoạt động. Cô ta lái xe vào mép đường bên phải, dừng lại.

- Rất cảm ơn! – Tarzan xuống xe. – Từ quãng này bà phải đề phóng hươu chạy qua đường và xe cảnh sát. Nếu là tôi, tôi sẽ không chạy trên 180 cây số/giờ đâu.

Petra phá lên cười.

Chồng cô ta nói:

- Cậu cũng không ít lời đâu nhỉ.

- Chắc chắn là không, thưa ông Spockhoff.

Tarzan còn thấy cả hai gương mặt sửng sốt quay nhìn mình. Rồi chiếc xe tiếp tục lăn bánh, khuất dạng sau khúc ngoặt.

Thôi, đến chỗ liên hoan, nơi các bạn mình có lẽ đã có mặt! Tarzan chạy dọc con đường quốc lộ, đoạn rẽ tắt qua rừng, như vậy sẽ rút ngắn được hai cây số.

Hắn bỗng dừng phắt lại như thể va vào vật cản. Vật cản đó ở cách hắn 20 mét: Một chiếc xe hòm chở tiền màu xanh lá cây, cửa sau đuôi mở toang. Thủ lĩnh Tứ quái vẫn trông thấy chiếc xe này chạy trên các tuyến đường từ thành phố ra các vùng ngoại ô. Chiếc xe luôn có hai người lái vũ trang hẳn hoi. Đó là xe chở tiền của công ty SAFET

Hắn lắng tai nghe. Rừng im ắng, ngoại trừ tiếng chim hót và lá cây rì rào. Sao chiếc xe chở tiền lại đỗ giữa rừng, cửa hòm xe mở toang thế này? Để hít thở không khí trong lành ư? Vô lý! Có vẻ như vừa xảy ra một vụ cướp thì đúng hơn.

Tarzan chạy đến, nhòm vào hòm xe. Không có gì. Hắn bèn chạy lên cửa buồng lái.

Hé mở. Bên trong không người. Chìa khóa điện không cắm trong ổ.

Vừa bước chân đi, Tarzan bỗng đá vào vật gì kêu “xoẻng”! Thì ra là một chùm chìa khóa: trên vòng thép móc hai chìa khóa an toàn. Vòng thép đính vào một túi da nhỏ có cúc bấm – nhưng lúc này bị bật ra. Phía trong, người chủ của nó ghi địa chỉ mình bằng búp bi.

“Otto Paluschke, 11 đường Roedenheim, Wexenstein” – Tarzan nhặt nó lên đọc. Của một trong hai người lái xe chăng?

Phía sau ái túi có một vết loang màu lam sáng, trông còn khá mới. Vết loang mờ dần về phía bên cạnh, như thể cái túi bị kéo lướt qua màu xanh lam.

Tarzan nhét chùm chìa khóa vào túi, đi vòng quanh xe.

Một con đường mòn rộng bằng vai người cắt qua những bụi cây tầm ma. Những cành nhỏ bị gãy. Những trái tầm ma bị xéo nát trên mặt đất.

Tarzan len theo con đường. Một phút sau, hắn tìm thấy hai người lái xe.

Ơn chúa, họ còn sống.

Người tóc vàng bị trói vào một gốc cây thông nhỏ, hai tay vòng buộc sau thân cây. Người kia – trạc ngoài 30, trên đầu hầu như chẳng còn tóc – cũng bị trói hệt như thế ở gây sau đó. Chân cả hai bị cột chặt vào cây. Cố nhiên họ làm sao kêu được vì mồm đã bị bịt giẻ.

- Trời đất! – Tarzan kêu lên – Các ông bị trói ở đây lâu chưa?

Hắn không đợi họ trả lời, mà vội vã giải phóng cho họ.

Rốt cuộc hai người đã có thể hít thở thoải mái vì không còn giẻ bịt mồm. Họ kiệt sức ngồi bệt xuống lớp rêu đất.

- Rất may là cậu đã đến, anh bạn trẻ ạ, - người tóc vàng nói. – Tôi mệt quá. Chúng tôi bị cướp. Toàn bộ số tiền thế là mất rồi. Ôi lạy Chúa! Cái lũ đốn mạt đó! Bọn xảo trá, lũ khốn nạn… NàyDiethelm – anh ta quay sang người đồng nghiệp hói đầu, - tôi nghĩ chúng ta có lỗi. Chúng ta đã quá nhẹ dạ. Ông chủ sẽ nhìn nhận như vậy. Thế là chúng ta mất tiệc.

Người hói tên là DiethelmRoschmerster. Anh ta để cho đồng nghiệp của mình là Born Weigand kể lại sự việc.

- Tarzan, em phải hình dung thế này, - Born Weigand giải thích, - chúng tôi định đến Rodlkamp, tới ngân hàng Sollhaber. Trong thùng xe có cả thảy 1,2 triệu mark. Chúng tôi đi đường tắt cho nhanh. Tới chỗ ngoặt, nơi xảy ra sự việc, chúng tôi chợt thấy một người nằm sấp giữa đường, bên cạnh là chiếc xe đạp nát tươm. Đâu đâu cũng lênh láng máu. Nói để em biết: toàn máu là máu! Có phải thế không, Diethelm? Nhưng khủng khiếp nhất là một cánh tay bị đứt rời ra, nằm chỏng trơ cách nạn nhân đến 2 mét. Cánh tay dính tay áo khoác và măng sét áo sơ mi – đẫm máu. Nhất là các ngón tay. Nếu em trông thấy cảnh tượng đó, em sẽ không suy nghĩ gì nữa. Nạn nhân đang mất máu nghiêm trọng. Phải xuống xe cứu ông ta thôi! Tôi vừa chạm chân xuống đất thì một tên đeo mặt nạ từ đâu đã ép sát bên tôi, gí súng vàu tôi. Một tên bịt mặt khác áp đảo Diethelm. Phải, thế rồi nạn nhân nằm bẹp dưới đường nhỏm dậy, thò cánh tay lành nguyên của hắn vừa giấu dưới bụng ra. Hắn quay mặt đi, chụp mặt nạ vào. Thì ra cánh tay kia chỉ là cánh tay của hình mẫu thời trang mà người ta vẫn bày trong các tủ kính. Mưu thâm, hả? Đoạn cuối thì em có thể suy ra được rồi đấy.

Tarzan gật đầu.

- Sau khi trói chúng tôi ở đây, - Diethelm bổ sung, - chúng bỏ đi. Chúng tôi nghe ba chiếc ô tô khởi hành ở tít ngoài đường. Ba chiếc nhé! Theo tôi, trong đó có một chiếc Mersedes.

- Chúng đã cầm theo súng của chúng tôi, - Born than vãn, như thể đó mới là tổn thất lớn nhất.

- Có ai trong các anh biết một kẻ tên là Otto Paluschke không? – Tarzan hỏi, tay chạm vào chùm chìa khóa có cái túi da trong túi quần.

Born lắc đầu. CảDiethelm cũng bảo không biết.

- Nếu các anh không có chìa khóa điện dự phòng, các anh phải chờ cảnh sát đến vậy. Tôi chạy bộ đến Rodlkamp đây. Vụ cướp xảy ra lúc nào?

Born xem đồng hồ:

- Cách đây chừng hai giờ.

- Ba tên ấy có nói điều gì không?

- Có. Chúng bảo đây là vụ cướp của băng Nero. Theo như tôi biết, đó là một tổ chức khủng bố.

Trời đất! Thanh tra Havliczek nói đúng. Rõ ràng Nero đã ch mạng lưới của gã ra khắp châu Âu. Thế còn hai vợ chồng nọ trên chiếc xe ô tô cũ kỹ kia? Họ có liên quan gì không? Hay chỉ là một sự ngẫu nhiên thôi?

- Tôi đi đây, - Tarzan nói.

*

Mặt trời mùa thu trải ánh vàng rực rỡ xuống quang cảnh xung quanh. Rực rỡ hơn hẳn mọi ngày. Ít nhất thì một cư dân ở Wexenstein cũng cảm giác như vậy.

Otto Paluschke phải kìm lòng lắm mới không chạy xe đánh võng trên đường. Lòng hắn đang phơi phới như mọc cánh. 600.000 mark nằm trong cốp xe chứ đùa đâu! Đó mới chỉ là một nửa “con mồi” chúng vừa chộp được thôi nhé! Nửa kia được NobertTrensl cất giữ.

Trensl và Karl-ErichFluhm là đồng bọn của Paluschke: những gã trai cứng cỏi, tin cậy được.

Hãy cố nén, Otto! Paluschke tự ra lệnh. Lúc này cần nhất là chớ vui mừng lộ liễu. Không được gây bất kỳ sự chú ý nào.

Gã cao lêu nghêu, mũi gồ, hai mắt sát nhau. Gã khoái nhất những chiếc áo sơ mi màu hồng, đi bít tất hồng.

Chiếc xe từ từ lăn bánh trên đường Rocdenheim. Paluschke dừng xe bên nhà mình, rút chìa khóa điện, nhưng vẫn nán ngồi trên xe.

Gã ngó ra hai bên cửa xe, nhìn ra gương chiếu hậu xem xét xung quanh.

Cạnh nhà gã không có nhà nào. Chỗ này là cuối phố rồi. Phía sau ngôi nhà cũ ọp ẹp gã ở có những cây dẻ, tán lá xòe chạm ban công

Thấy không có ai, Paluschke yên trí xuống xe, mở cốp, xách ra cái túi nặng trịch, trong đựng hộp tiền của công ty SAFETY và năm khẩu súng – hai lột của hai tay tài xế, ba của Paluschke, Trensl và Fluhm.

Khi đi qua hành lang rộng trước nhà, gã phải chú ý để cái túi khỏi quệt vào thành lan can mới sơn. Màu lam sáng.

Đứng trước cửa, gã thọc tay phải vào túi quần, lục lọi: vô ích!

Paluschke bèn đổi cái túi sang vai bên kia, thọc tay trái tìm, và nắm phải chìa khóa xe.

Quỷ tha ma bắt! Chùm chìa khóa đâu rồi?

Trong lúc sờ nắn tất cả các túi, gã cuống lên. Sự hí hửng tan biến. Thay vào đó là nỗi lo thắt ruột.

- Mẹ kiếp! Đâu…

Đột nhiên gã nhớ ra. Như bị một cú trời giáng.

Không! Gã nghĩ. Đúng mà! Trời ơi, gã bỗng lạnh người.

Phải rồi! Ban nãy, khi gã lôi cái tên hói chở tiền ấy ra khỏi buồng lái, quăng nó xuống đất, rồi cúi xuống người nó – gã có nghe tiếng xoảng! Tựa hồ một vật gì đó bằng kim loại bị rơi xuống đường.

Giờ đây gã mới hiểu ra. Chỉ tại cái mặt nạ chết tiệt! Hai lỗ khoét mắt bé tí khiến gã không thể nhìn thấy chùm chìa khóa bị rơi.

Không thể như vậy được! Trời ơi, trong túi da chùm chìa khóa mồn một dòng chữ in do chính tay gã viết họ tên và địa chỉ của gã! Giờ đây nó đang nằm lại ngay tại hiện trường!

Paluschke phải tựa vào khung cửa.

Sơn vẫn ướt.

Đầu gối gã run rẩy. Toàn thân đổ mồ hôi hột. Bao giờ thì tụi cớm sẽ xuất hiện đây?

Quay xe lại đó chăng? Không thể được. Đã vài giờ trôi qua. Chắc chắn người ta phát hiện ra vụ cướp rồi.

Paluschke đợi cho cơn hoa mắt vì khiếp sợ qua đi, đoạn đi vòng ra sau nhà. Cửa ban công có chốt không nhỉ? Thường thì ban ngày gã vẫn để ngỏ, vì khóa chốt hay bị kẹt. Thử xem! Gã ngó quanh: không thấy ai.

Gã hì hục trèo lên cây dẻ, chuyền cành tụt xuống ban công. Cửa để mở thật. Gã thở phào nhẹ nhõm.

Gã đi vào phòng ngủ, lấy chìa khóa dự phòng, rồi vào kho lôi ra một chiếc vali to, chắc chắn. Gã dốc tuột những thứ đựng trong túi vào va-li, nhồi thêm hai cái gối cho mấy khẩu súng khỏi va nhau, sau đó khóa vali lại.

Chưa vội gì, Paluschke nghĩ. Mình chỉ nhanh chân hơn một chút thì thách tụi cớm đuổi kịp.

Gã xách vali ra xe. Quay xe. Và phóng đi.

Hình như có tiếng còi xe cảnh sát? Hay là vẫn đủ thời gian chạy trốn?

Paluschke tháo mồ hôi vì sợ. Những ý nghĩ trong đầu gã chẳng vui vẻ gì. Tất cả đang được đặt trong canh

Gã, Trensl và Fluhm lập thành nhóm theoNero ở vùng này. Cũng như ở mọi nơi, mục tiêu của chúng là: làm nhà nước lung lay bởi những cuộc tấn công, những vụ cướp, những vụ hành hung. Chúng cũng chỉ liên hệ với trùm Nero qua điện thoại, mà là mối liên hệ đơn phương: Nero gọi đến khi thấy cần thiết, còn chúng chẳng biết tìm Nerotheo số máy nào. Chúng thậm chí không rõ Nero là ai.

Paluschke, Trensl và Fluhm si mê trò chơi chiến tranh. Chúng đinh ninh những hành động của mình sẽ được ghi đậm trong sử sách.

Những vụ đánh bom của chúng đã gây thiệt hại hàng triệu mark. Vụ đánh bom tiếp theo đang được chuẩn bị. Cố nhiên phải chi tiền rồi. Và vì không thể trông mong vào sự tài trợ của nhà nước, chúng phải tự xoay xở lấy nguồn chi - ấy là vụ cướp vừa qua.

Nếu bây giờ mọi sự trót lọt, Paluschke nghĩ, nhóm của gã sẽ hoàn thành nhiệm vụ.

Nhiệm vụ này nhằm vào những xí nghiệp dược phẩm của MeierMichsner.

Trái bom tới đây sẽ nổ ở đó!

*

Họ đang ngồi trong văn phòng của thanh tra Glockner.

- … thế rồi cháu gọi taxi, mà bác trả tiền, - Tarzan mỉm cười, - đến đây ngay. Wexenstein và Rodlkamp vẫn thuộc phạm vi trách nhiệm của bác chứ ạ?

Ông> Glockner gật đầu.

- Khá lắm, Tarzan. Như mọi lần! Bác sẽ đến hiện trường tức thì.

Tarzan giơ chùm chìa khóa lên:

- Cháu nhặt được cái này dưới mặt đường, cạnh cửa buồng lái của chiếc xe chở tiền. Có lẽ một tên khủng bố đánh rơi. Cháu cho rằng chú sẽ phái một xe cảnh sát đến hiện trường, còn chú đến thẳng địa chỉ của gã: Otto Paluschke, số nhà 11 đường RoedenheimWexenstein. Chú cho cháu theo với, được không ạ?

- Trời đất! Để chú hỏi bộ phận lưu trữ hồ sơ xem họ có biết Otto Paluschke nào không đã.

Trong khi ông thanh tra gọi điện thoại, Tarzan tranh thủ dùng máy thứ hai gọi đến biệt thự nhà Meier Micksner xin gặp Gaby.

- Bạn đang ở đâu đấy? – CôngChúa hỏi. – Mọi người đông đủ cả rồi. Tròn Vo đã ních căng bụng, còn Karl thì nói luôn mồm. Có hàng trăm khách đến dự. Claudia tiếp đãi tụi mình tận tình chu đáo lắm. Sao bạn lại gọi điện thế?

- Mình không đến được. Vừa xảy ra một vụ cướp của bọn khủng bố. Bây giờ phải giành lại 1,2 triệu mark và bắt thủ phạm. Ba bạn cần mình giúp đỡ. Thôi, mình sẽ kể chi tiết cho các bạn sau. Xin lỗi cha mẹ Claudia giúp mình, nếu họ nhận thấy sự vắng mặt của mình. Thôi nhé, mình vội lắm. Hẹn gặp lại.

Hắn gác máÔng Glockner bảo:

- Otto Paluschke từng lãnh án. Vì tội đánh người gây thương tích và ăn trộm ở một kho vũ khí của quân đội. Tarzan, chú có cảm giác toàn bộ vụ này là sự tiếp nối những sự kiện khủng khiếp mà cháu đã chứng kiến bên Áo. Nghĩa là đồng bọn của Nero đang có mặt ở thành phố chúng ta.

*

Paluschke đậu xe trước nhà ga.

Gã xách vali vào quầy gửi đồ, đoạn cầm phiếu gửi quay ra xe. Trong ngăn để găng tay có chiếc phong bì được gã chuẩn bị sẵn. Gã bỏ phiếu vào, dán phong bì lại.

Trên phong bì đề tên người nhận là gã.

Paluschke bỏ phong thư vào hộp thư bưu điện trước cửa ga.

Gã thở phào nhẹ nhõm.

Thế là xong. Tiền và súng đã được để ở nơi an toàn. Tụi cớm có giỏi cứ việc tìm kiếm.

Gã đã tính đến khả năng xấu nhất: Chùm chìa khóa bị phát hiện từ lâu, và cảnh sát đang trên đường đến nhà gã. Hoặc đã ở trước cửa rồi cũng nên.

Về chùm chìa khóa, gã đã nghĩ ra cách.

Trong sảnh ga có ba buồng điện thoại.

Gã tra trong danh bạ điện thoại rồi bỏ tiền vào máy, và bấm s

Ban quản lý thành phố nghe máy. Gã xin nói chuyện với phòng tiếp nhận của rơi.

- Phòng tiếp nhận của rơi đây. Tôi, Johring, xin nghe! – Một giọng phụ nữ.

- Tên tôi là Otto Paluschke, - gã nói, - hôm kia tôi đã gọi điện đến hỏi. Tôi bị mất chùm chìa khóa. Bà đã thấy ai đem nó đến nộp chưa ạ?

- Chìa khóa mọi người nhặt được đem đến nộp thì nhiều, thưa ông Paluschke. Nhưng quả thực tôi không thể biết trong số đó có chùm chìa khóa của ông không.

- Hôm kia tôi đã nói với chính bà phải không nhỉ?

- Dạ… có lẽ thế. Thật ra tôi luôn trực ở đây. Không có ai ngoài tôi.

- Bà không nhớ gì ư? Thì tôi đã tả với bà chùm chìa khóa của tôi: túi da nhỏ màu nâu, vòng thép, hai chìa khóa an toàn. Trên lớp da trong túi có ghi địa chỉ của tôi: “Otto Paluschke, số nhà 11 đường Roedenheim, wexenstein”. Bây giờ bà đã nhớ ra cú điện thoại của tôi chưa?

Người đàn bà ngần ngừ. Đoạn nhận là đã nhớ ra. Đương nhiên bà ta không muốn bị coi là lơ là trách nhiệm.

Con bò cái ngu ngốc! Paluschke nghĩ. Vậy là mụ đã giúp ta có chứng cớ ngoại phạm.

- Thế nào? – Gã hỏi dồn. – Có nó đấy không, thưa bà??

- Chùm chìa khóa ấy ư? Tôi xin lỗi, thưa ông Paluschke. Tiếc rằng chưa thấy nó.

- Vậy mai tôi sẽ gọi điện hỏi lại. Xin lỗi, bà tên là gì ạ?

Gã vừa nói chuyện với RenateJohring.

Gã nhăn nhở cười đi ra khỏi ga. Mọi việc chẳng cực kỳ trôi chảy đó sao?

Gã tạt vào một quán bia, uống cho dịu thần kinh.

Khi rẽ vào đường Roedenheim, gã thấy hai chiếc xe cảnh sát: một đỗ ở cuối phố, một đỗ ngay trước nhà gã.

Có ba người đứng bên chiếc xe đó: một mặc sắc phục cảnh sát, một mặc thường phục với gương mặt cương nghị, và một thiếu niên cao lớn mặc quần bò, áo pun đỏ.

Một học viên mới toe của trường cảnh sát chăng? Paluschke tự hỏi.

Gã ngắm mình trong gương trên xe xem nét mặt đủ thản nhiên, vô tội chưa, rồi lái xe tiến về phía nhà.

*

Tròn Vo rên lên. Nó ngừng ăn, hai tay ôm cái bụng căng tròn.

- Không thể hiểu được, - cu cậu lẩm bẩm. – Xưa nay mình vẫn tưởng mình chén khỏe vô địch. Nhưng trong đám khách kia có những người đúng là “thực như hổ”. Cái ông béo mặc bộ complê xanh kia đã ngốn ít nhất là 2 kí thăn hươu nguội.

- Đó là ông Karl-WalterBacker, giám đốc trại điều dưỡng vùng này đấy, - Claudia, con gái chủ nhà lúc này đến gần tam quái, trả lời. Claudi có mái tóc đen dài chấm vai, cặp mắt màu n

Trong gian phòng rộng mênh mông có đúng 159 vị khách mà cha mẹ Claudia đã mời.

Bữa tiệc có hai lý do: kỷ niệm 80 năm ngày thành lập những xí nghiệp của dòng họ Meier-Micksner, tồn tại tới nay là qua 3 thế hệ; và ăn mừng phát minh gây xôn xao dư luận của tiến sĩ JanNiedermann – giám đốc kỹ thuật hóa chất. Đó là một loại dược phẩm tuy không đảm bảo sự bất tử nhưng kéo dài quá trình lão hóa tự nhiên ra nhiều năm, nghe đâu hàng chục năm. Khoa học trông chờ thứ thuốc này sẽ mang lại điều kỳ diệu.

- Tiến sĩ Niedermann này là ai vậy? – Gaby hỏi. – Mình nghe ông ta được ca ngợi hết lời, vậy mà sao chẳng thấy ai tung bổng ông ta lên như bình thường người ta vẫn làm mỗi khi hoan hô một người hùng.

- Ồ không, hôm nay ăn mừng theo kiểu lịch sự, - Claudia cười, - ÔngNiedermann đứng kia kìa.

Ngón tay trỏ của Claudia không giúp gì mấy cho Gaby.

- Cái ông đầu hình quả lê, đứng ngay dưới những ngọn đèn chùm ấy. Mình không thích ông ta tí nào: Niedermann là một thứ cá. Không chỉ ở cặp mắt.

- Ba bạn quý ông ta không? – Gaby hỏi.

- Về con người thì không. Với tư cách cộng sự thì có.

- Mình thì không thể tách bạch như vậy được, - Gaby nói.

- Thì bạn đâu phải lãnh đạo xí nghiệp dược phẩm nào.

- Bạn nói “cá” nghĩa là sao? – Tròn Vo tò mò. – Ông ta có vảy chăng?

- Ý mình nói con mắt nhìn lạnh tanh của ông ta.

- Từ đây mình chẳng nhận thấy được, - Tròn Vo đứng lên. – Để mình đi lấy một suất kem sôcôla nữa. Thật tiếc cho Tarzan. Gãlang thang ấy đến, thì bàn tiệc bị chén sạch sành sanh rồi.

*

Trông gã chẳng có vẻ là một tên khủng bố, - Tarzan nghĩ khi nhìn gã trai cao nghêu từ trong xe chui ra. Mặt gã không hề biểu hiện sự cuồng tín nào. Paluschke đứng sững bên cửa xe, nhìn cả ba.

- Ông là Paluschke? – Thanh tra Glocker hỏi.

Gã đàn ông gật đầu:

- Tôi là thanh tra Glockner. Chúng tôi có vài câu hỏi cho ông.

- Xin cứ hỏi! Nếu tôi có thể giúp được gì.

Ông Glockner rút từ túi áo khoác ra một túi ni lông trong, đựng chùm chìa khóa.

- Ông nhận ra chùm chìa khóa của mình chứ?

Gã đàn ông cúi xem. Một nụ cười rạng rỡ nở trên miệng gã.

- Chứ sao! Chà, ơn Chúa! Thế mà tôi đã toan thay ổ khóa cửa. Bây giờ tôi khỏi phải quấy nhiễu cái bà ở phòng thu nhận của rơi nữa

- Ông đã hỏi ở đó ư?

- Hỏi nhiều lần rồi.

- Ông mất chùm chìa khóa từ khi nào?

- Hôm kia. Chỉ biết hôm kia tôi đã phát hiện mất nó. Nhưng ông nói xem, thưa ông thanh tra: sao nghe giọng ông có vẻ nghiêm trọng thế? Việc tôi đánh mất chùm chìa khóa thì có gì ghê tởm đâu.

- Nó được nhặt tại hiện trường của một tội ác.

- Sao?

- Ông biết con đường quốc lộ bắt đầu từ gần ngã tư Fuchsweiler chứ?

- Tôi nghĩ tôi biết chỗ đó. Vâng, tôi từng lái xe qua đường ấy.

- Từ hôm kia, ông có lúc nào đi qua đấy không?

Paluschke không cần nghĩ ngợi. Gã lắc đầu:

- Mấy ngày gần đây tôi chỉ ở trong thành phố thôi.

- Chúng tôi được phép sử dụng điện thoại trong nhà ông chứ?

- Ồ xin mời.

Gã đi trước. ÔngGlockner và cảnh sát viên Steingrubertheo sau. Tarzan lùi lại một chút.

Có mùi sơn mới.

- Cẩn thận nhắc. – Lan can mới quét sơn. Cửa này cũng vậy.

Gã dùng chìa khóa dự phòng mở cửa nhà.

Vào phòng khách rồi, thanh tra Glockner đến chỗ đặt máy điện thoại, gọi đến phòng thu nhận của rơi, xin nói chuyện oviws bà Johring.

- Thưa bà Johring, tôi cần bà cho biết: bà có nhớ về một ông tên là Paluschke đã gọi điện đến và hỏi về chùm chìa khóa của ông ta hay không?

Chỉ ông Glockner nghe được câu trả lời của người đàn bà. Họ nói chuyện khá lâu. Cuối cùng ông cứ căn vặn xem bà có tin chắc không. Rõ ràng bà ta cam đoan. Ông thanh tra gác máy.

- Thế đấy, ông Paluschke, bà Joring chỉ nhớ đến cú điện thoại ngày hôm nay của ông. Bà ta nói tuy ông cứ khẳng định ông đã hỏi lần đầu tiên từ hôm kia, nhưng bà ta không biết gì cả. Ông hiểu chứ? Hiện thời ông là kẻ bị nghi vấn số 1 của chúng tôi.

- Thật nực cười, - Paluschke kêu lên, - các ông nghi tôi đã làm gì mới được chứ?

- Chúng tôi phải biết hôm nay ông đã ở những đâu. Ông đã làm gì từ sáng đến giờ? Ông trả lời đi!

Paluschke thở dài:

- Vớ vẩn chưa! Cho dù chuyện gì đã xảy ra – tôi cũng không hề liên quan. Nếu chùm chìa khóa của tôi nằm ở hiện trường, thì… À, tôi hiểu điều đó có nghĩa là gì, thưa ông thanh tra. Tôi đã có tiền án. Tôi từng ngồi tù 18 tháng. Từ…

- 22, - ông Glockner nói.

- Cái gì?

- Ông đã ngồi tù 22 táng. Nhưng cứ nói tiếp đi!

- Có thể thế. Và từ đó… vâng, tôi có những kẻ thù. Hồi ở trong tù, một số tên chỉ cần cho tôi mắc dịch hạch. Nếu bọn đó nhặt được chùm chìa khóa của tôi, chúng sẽ khoái trá đặt nó ở một hiện trường nào đó. Để cho tôi gặp rắc rối.

- Hôm nay ông đã ở những đâu?

- Thôi được. – Gã phảy tay chán ngán. – Sáng sớm, tôi lái xe đến cửa hàng sơn vôi, mua sơn về quét lại nhà. Tôi mải miết sơn đến trưa. Sau đó vào thành phố uống bia.

- Khoan đã! – Tarzan tiến lại một bước. – Ông nói rằng sáng nay ông đi mua thứ sơn màu lam sáng này về để quét. Đúng chứ?

- Tôi đã nói rồi.

- Và ông đánh rơi chùm chìa khóa từ hôm nào?

- Từ hôm kia, đúng thế!

Tarzan cười tươi với thanh tra Glockner:

- Chú đã tóm đúng rồi, thưa chú Glockner. Chú nhìn ngoài chiếc túi da móc chùm chìa khóa mà xem! Trên đó có một vết nhỏ. Màu lam sáng! Vết sơn rất mới. Đúng là màu sơn quét ở đây. Paluschke đã không nhận thấy điều này.

Hắn không nói hết.

Rõ ràng Paluschke hiểu rằng mình đã sa bẫy. Không lưỡng lự một giây, gã giơ hai cánh tay che mặt, lao qua cánh cửa kính trông ra vườn sau.

Kính vỡ loảng xoảng. Paluschke nhảy qua lan can, ngoặt sang bên trái góc nhà.

Tarzan đã phi ra cửa. Khi hắn vọt ra phố thì Paluschke cũng lao từ sau nhà về phía chiếc xe của mình. Nhưng Tarzan đã có mặt bên chiếc xe trước gã. Paluschke bị chảy máu nhẹ ở cổ và hai bàn tay. Tay phải gã lăm lăm một con dao nhọn.

- Biến khỏi đây, nhãi con!

Paluschke tấn công. Liền đó, gã tê dại người vì đau đớn. Tên lưu mạnh nằm sõng soài bên chiếc xe, miệng đớp không khí.

Ông Glockner và Steingruber cũng vừa đi ra.

Paluschke bị còng tay, đưa vào nhà. ÔngGlockner liên tiếp đặt câu hỏi. VàPaluschke thú tội tuồn tuột. Gã kể hết về nhóm khủng bố ba tên dưới sự chỉ đạo của Nero, về vụ cướp, về số tiền 1,2 triệu mark giờ đang ở những đâu. Gã như chưa tỉnh hẳn sau cú đòn.

- Nero là ai? – ÔngGlockner hỏi xoáy.

- Thú thật, thưa ông thanh tra, chúng tôi chưa hề gặp lão. Lão chỉ nói qua điện thoại. Có thể lão là một nhân vật tai to mặt lớn trong chính phủ và bất mãn với tình hình hiện nay.

- Số tiền ấy sẽ sử dụng vào việc gì?

- Tôi có nhiệm vụ… mua thuốc nổ.

- Thuốc nổ ư? Để làm gì?

Trông thì biết lúc này Paluschke đã tỉnh hẳn. Mặt lấm la lấm lét. Thế nào gã cũng bắt đầu dối trá, Tarzan nghĩ.

- Tôi… không biết. Sếp vẫn chưa nói để làm gì. Một cú đánh bom nào đó. Tôi không biết ở đâu, và chống lại ai.

Nói dối! Tarzan nghĩ.

Ông Glockner nhìn tên khủng bố với vẻ đầy ghê tởm:

- Để rồi các chuyên gia của chúng tôi sẽ làm việc với anh. Có lẽ lúc đó anh sẽ nhớ ra nhiều điều hơn bây giờ đấy.

Ông quay sang Tarzan:

- Kết quả chúng ta đã thu được không tồi. Bây giờ chúng ta sẽ đi thu hồi nửa số tiền. Rồi đến nhà Trensl. Tóm được gã, sẽ được luôn tên thứ ba: Fluhm.

Steingruber giải Paluschker ra. Hai chú chim sẻ đậu trên lan can hành lang. Nước sơn đến bây giờ vẫn ướt. Khi đôi chim bay lên, chúng như đi những đôi giày màu xanh lam, đến là ngộ nghĩnh.

Tarzan nhìn ra phố. Đúng lúc một chiếc xe Opel lớn, đã cũ, đi ngang qua. Người lái xe nhìn sang. Rõ ràng ông ta bàng hoàng khi trông thấy tên khủng bố bị còng tay. Thay vì chú ý nhìn đường, ông ta lại cứ há hốc mồm ngó Paluschke, trong khi chiếc Opel vẫn tiếp tục lăn bánh và…

Rầm! Tiếngkim loại rung, kính vỡ loảng xoảng. Rồi chiếc Opel dừng lại. Nó và chiếc xe cảnh sát ngoắc vào nhau thành một vật cản lù lù trên phố.

Trong khi hai cảnh sát nhảy khỏi xe, con người bất hạnh nọ tái nhợt như xác chết, gần như rơi khỏi chiếc Opel. Ông ta bíu chặt lấy cửa xe để mởầu gối nhũn ra.

Tarzan đưa hai tay bưng mồm. Hắn cảm thấy trận cười như cả cân thuốc súng sắp nổ bung trong mìn.

Ông thanh tra cười khục khục sau lưng Tarzan:

- Hãy nhìn những đồng nghiệp của chú kìa. Họ đang truy đuổi bọn khủng bố mà lại gặp phải tình huống này!

Hai bác cháu đi đến.

- … tôi râấấất lấy làm tiếc, - người lái xe Opel cam đoan, - Nhưng… tôi đã nhãng đi. Cuộc bắt bớ bên đường kia! Tôi sửng sốt. Thành thử không trông thấy xe các ông.

- Ông không thể cứ nhắm mắt lái bừa như thế, - một người cảnh sát gắt gỏng.

- Nhỡ có một đứa trẻ đang đứng ở chỗ này thì sao, - đồng nghiệp của anh ta bồi thêm. – Ông cho xem giấy tờ!

Người lái chiếc Opel mặc một chiếc áo măng-tô mỏng, quần nhung, áo sơ mi thắt cà vạt. Ông ta chừng 35 tuổi, mặt bè bè, trán thấp, cái mũi gãy như từng xơi nhiều quả thôi sơn. Cặp lông mày chổi xể đen kịt.

Trông mã không phải loại chưa gì đã sợ vãi ra quần, Tarzan nghĩ. Nhưng đôi khi trong một cái lốt hổ lại chứa một trái tim thỏ đế.

Lông MàyChổiXể thò tay tìm một cái ví đút trong túi ngực áo măng-tô. Ở đó thấy có vật gì cũng to như cái ví cồm cộm lên. Nhưng không phải. Cái ví nằm trong ngăn đựng găng tay trên xe. Theo giấy tờ, LôngMàyChổiXể tên là Hans-HennigVon Socke-Paulmann, sống ở thành phố lớn gần đây.

Tarzan trân trối nhìn vào tay trái Socke-Paulmann. Xung quanh các móng tay ông ta có những viền đỏ. Không lẽ ông này sơn móng tay, và khi ông ta chùi đi, thì để lại vết viền đỏ ấy?

Hắn vừa nghĩ vừa quay về phía chiếc xe cảnh sát thứ hai – chiếc xe đã chở thanh tra Glockner, Steigruber và hắn đến đây.

Paluschke ngồi trên ghế sau, nhìn sang. Chắc chắn tên khủng bố này hiểu rằng trong những năm tới gã hầu như không còn cơ hội chứng kiến những cảnh ngoạn mục đến như vậy.

Hai viên cảnh sát ghi lại tên tuổi, địa chỉ, số xe của Socke-Paulmann. Tarzan và ông Glockner đi đến xe của mình.

/703