Tắt Đèn Kể Chuyện Ma

Chương 39: Mượn Thi Thể

/40


Mượn thi hoàn hồn hoặc còn gọi là Dịch hình tái sinh, cũng chính là muốn nói thể xác của mìnhbị thối rữa hoàn toàn rồi, không thể hoặc không muốn sửa chữa, vậy thìđành để linh hồn mượn thi thể của người khác mà sống lại.

Về mặtđạo lý thì “mượn xác hoàn hồn” với “linh hồn phụ thể[1]” thời cổ xưa làgiống nhau. Cổ nhân thích ví thể xác của con người như một căn phòng,vậy thì bình thường linh hồn phụ thể, giống như khái niệm “hạ thần” củacác thầy phù thủy và khái niệm “va chạm” mà dân gian thường nói. Cănphòng đó chỉ có thể mượn dùng tạm thời, chủ nhân cũ của nó vẫn còn, hoặc tạm thời đi xa, hoặc cùng chen chúc trong đó, thủ tục mượn thi thểkhông thể làm được, bởi vì đến một lúc nào đó vẫn phải trả lại cho người ta. Nhưng mượn xác hoàn hồn đa phần không giống ở chỗ chủ nhân sở hữucăn phòng đã bị đá ra ngoài, chỉ cần chuyển vào ở là có thể ở lâu dài,cho tới khi tới số phải chết.

[1] Linh hồn phụ thể: linh hồn bám vào cơ thể.

Mọi người đều biết, những căn phòng như thế mỗi ngày, mỗi giờ đều phảitrống mất một khoảng thời gian, nếu như để đám du quỷ tự ý ra ra vàovào, đổi đi đổi lại, thì thiên hạ đại loạn. Vì vậy thường thì nhữngtrường hợp mượn xác hoàn hồn đều do quan phủ sắp xếp, không thể làm việc theo chủ nghĩa vô chính phủ. Trình tự bình thường của nó thường là Diêm Vương phát hiện người nào đó mặc dù đã chết, nhưng vẫn chưa tận số, cóđiều thể xác đã hỏng, liền tìm một người vừa mới chết “lấy đó làm nhàcho người kia”, thế là hồn của Trương Tam liền chiếm lĩnh thể xác của Lý Tứ một cách hợp pháp, nhưng đây mới là bắt đầu của sự việc, bởi vì đồng thời Trương Tam còn phải chiếm hữu mọi thứ mà Lý Tứ có khi sinh thờimột cách hợp lý. Những ví dụ kiểu này rất nhiều, mà được nhiều ngườibiết đến, nhất là chuyện Lưu Toàn nhập vào quả dưa trong Tây du ký. LưuToàn và vợ là Lý Thúy Liên cãi nhau mấy câu, Lý Thúy Liên trong lúc tứcgiận nhất thời, tìm dây thừng treo cổ tự vẫn. Đến khi Diêm Vương tra ravợ chồng Lưu Toàn đều sống thọ đăng sơn thì thi thể của Lý Thúy Liên đãhỏng không còn ra hình ra dạng nữa. Đúng lúc ấy, ngự muội của Đường Thái Tông là Lý Ngọc Anh phải chết vào ngày đó, Diêm Vương bèn ra lệnh choquỷ sai mượn thi thể của Lý Ngọc Anh, để cho Thúy Liên hoàn hồn. Quỷ sai đó tuân mệnh, lập tức mang linh hồn của Thúy Liên vào trong hoàng cungnội viện. Chỉ thấy Ngọc Anh công chúa đang tản bộ ngắm trăng ngắm hoa,bị quỷ sai nhảy bổ vào lòng, đẩy ngã xuống đất, bắt sống linh hồn, đồngthời đưa linh hồn của Thúy Liên nhét vào trong cơ thể của Ngọc Anh. Vợcủa một thường dân trong chớp mắt trở thành công chúa ngự muội. Từ đó có thể thấy, nếu như dưới âm phủ không có vị quan nào quản thúc những linh hồn đã rời khỏi thể xác, thì bọn họ nhất định sẽ chen chúc nhau đứngtrước cửa lớn nơi hoàng cung, phủ quan, đợi vị quý nhân nào để “phòng”trống.

Nhưng không phải tất cả những trường hợp mượn xác hoàn hồn đều là quan phủ sắp xếp, có những du hồn hoặc là thấy kim thì luồn chỉ, hoặc là vì cơ hội trước mắt, liền lập tức bám vào thi thể thích hợp vừa bị trống nào đó. Nhân vật nổi tiếng nhất trong trường hợp mượn xác hoàn hồn là Lý Thiết Quả trong bát tiên, là trường hợp không phải do quanphủ bố trí.

Tiên nhân Lý mỗ (ở đây gọi là Lý mỗ, không phải là vì mất tên tuổi, mà là trong những phiên bản khác nhau thì tên của ngườiđó cũng khác nhau, Lý Huyền, Lý Nhạc, Lý Nhạc Thọ, Lý Khổng Mục, Lý BátBách, Lý Ngưng Dương v.v… không thống nhất, nên đành tinh lược bớt đi)phải đi dự yến tiệc chỗ Thái thượng lão quân. Nhưng tiên nhân đi xa,không giống với người phàm, chỉ cần nằm xuống nhắm mắt lại, lập tứcnguyên thần xuất ra khỏi thể xác, thế là đi thôi. Vì vậy nếu người ởdưới nghe được vị đại tiên nào đó nói rằng ngài chỉ cần trong nháy mắtlà có thể chu du năm châu bốn bể, thì cũng đừng nghĩ ngài khoác lác,thực ra chỉ cần nhắm mắt lại, là có thể đi hết mọi nơi rồi. Lại nói Lýđại tiên trước khi “xuất thần”, dặn dò đồng tử coi sóc xác mình cho tốt, đừng để con gì tham ăn ăn mất, nói là bảy ngày sau sẽ về, nếu không về, thì mang thể xác đi hỏa thiêu. Không ngờ mẹ của tên đồng tử đó lâmtrọng bệnh, có người mang thư tới đòi hắn ta phải về nhà gấp. Lúc này đã là ngày thứ sáu, đồng tử tự ý quyết định, liền mang thể xác của Lý đạitiên ra đốt. Khi linh hồn của Lý đại tiên đúng ngày đã hẹn trở về, lạikhông tìm được nhà, trong lúc nguy cấp, cũng không cần biết tốt xấu gìnữa, liền tìm ngay xác một người chết đói bền lề đường gửi hồn vào, sống trong bộ dạng vừa thọt vừa xấu đó. Hình tượng này rõ ràng là không được tương xứng lắm so với một tiên phong đạo cốt, nhưng tên thọt chống gậylại trở thành hình tượng của ông ta, thôi cũng coi như là “trong họa cóphúc”, vì vậy ông ta cũng không kỳ thị “căn nhà” mới nữa. Câu chuyện này không chỉ thấy trong Liệt tiên toàn truyện của người đời Minh, mà trong tạp kịch ở đời Nguyên và tiểu thuyết thời Minh cũng có những phiên bảnkhác nhau được lưu truyền. Không chỉ thế, trong tạp kịch thời Nguyênngoài Lã Động Tân độ Thiết Quả Lý Nhạc ra, trong Hoắc Toàn Phong mượnxác hoàn hồn, Sái Chân Nhân dạ đoạn bích đào hoa đều có những tình tiếttương tự, từ đó có thể thấy, mượn xác hoàn hồn thật sự rất đi vào lòngngười.

Ngoài trường hợp này ra, nếu vẫn còn trường hợp thứ ba,thì chính là quan phủ và người cùng nhau hợp tác để giải quyết. Nhưngkiểu mượn xác hoàn hồn này rất ít gặp, tôi chỉ đọc được một lần trongcuốn sách cũ, hơn nữa lại hoàn toàn không đáng tin. Trương Đậu người đời Đường có viết truyện Trúc Quý Trinh trong Tuyên thất chí, nói đến việcâm phủ có một quy định, có cách ba mươi năm lại có một người được táisinh, cho phép linh hồn trong âm phủ được đưa ra lời thỉnh cầu. Nội dung thỉnh cầu chính là kể lại tội phúc mình có ở kiếp trước, chứng minh bản thân đã từng là một đại lương dân, sau khi sống lại sẽ không gây phiềnphức cho hai thế giới âm dương nữa. Nếu như được thông qua, sẽ đượctrùng sinh. Việc này nhìn thì đơn giản, thực ra còn khó hơn cả trămnghìn lần so với việc thi trạng nguyên trên nhân gian. Một là về mặtthời gian đã ba mươi năm chứ không phải ba năm, hai là số ma quỷ dưới âm phủ phải nhiều gấp mười lần số người trên nhân gian, vậy là Trúc QuýTrinh lại là người may mắn đó. Nhưng ông ta đã chết mười năm rồi, thithể đã hỏng, minh quan hỏi ông ta làm thế nào. Trúc Quý Trinh nói:“Trong chỗ tôi có một người tên là Triệu Tử Hòa, vừa chết được mấy ngày, xin lão gia hãy cho tôi được mượn xác của anh ta để hồi sinh.” Minhquan cũng chẳng hỏi Triệu Tử Hòa và vợ anh ta có đồng ý hay không, cũngkhông đi tìm hiểu xem Trúc Quý Trinh có lòng ham tài ham sắc hay không,tùy tiện gật đầu một cái, Trúc Quý Trinh liền trở thành chủ nhân củaTriệu gia một cách hợp pháp, vợ con, nhà đất của Triệu Tử Hòa trở thànhcủa ông ta cả.

Kiểu tự ý chọn lựa và minh quan liền phê chuẩn này dễ khiến người khác hiềm khích, để ổn thỏa hơn, thì sự tùy cơ sắp xếpcủa minh quan có lẽ hợp lý hơn nhiều. Đương nhiên, chính sách ba mươinăm lại chọn một ngu dân cho trùng sinh này mặc dù nhằm cổ vũ bách tínhcủa hai thế giới luôn hướng thiện, nhưng số lượng ma quỷ đệ đơn nhiềulại trăm phương nghìn kế, chen chúc nhau ở trong cửa thập điện, chỉriêng việc duy trì trật tự thôi cũng phải dùng cả nghìn cảnh lực, lạithêm những công văn, đơn báo tích lại thành núi, Diêm Vương phán quanbắt người thẩm vấn làm những việc chính còn bận không kể xiết, giờ lạiphải hy sinh giấc ngủ và niềm vui, đọc đơn xin tái sinh và phê chuẩn,kiểm tra bên trong, điều tra bên ngoài, thảo luận phỏng vấn, sao có thểkhông loạn như khi Tôn Hành Giả lên trời đại náo chứ? Vì vậy, chính sách mới này cũng chỉ thực hiện được một hai lần, sau này không ai nhắc đếnnữa.

2

Cho dù ngoài miệng thì mọi người nói linh hồnquan trọng hơn thể xác, nhưng con người một khi liên quan tới vấn đềquyền lợi, lại căn cứ vào thể xác để phân bổ. Thể xác của Trương Tam cóquyền sở hữu tiền bạc, quyền thế, danh tiếng, bố mẹ, vợ con của TrươngTam v.v…, tất cả mọi thứ, điều này dường như không cần phải nghi ngờtrong một thế giới bình thường. Nhưng giờ lại xảy ra trường hợp mượn xác hoàn hồn, linh hồn và thể xác lại tổ hợp với nhau, sẽ xảy ra chuyện khó giải quyết. Ví dụ, Trương Tam chết rồi, Lý Tứ chạy lại nói, linh hồncủa Trương Tam đang ở trong thể xác của tôi, thế là đòi vào trong nhàTrương Tam, vào phòng Trương Tam, còn đòi ngủ trên giường của Trương Tam nữa, e là nếu làm vậy sẽ bị người nhà Trương Tam đánh đuổi ra mất. Linh hồn của Trương Tam dù cảm thấy ấm ức, sợ là chẳng có cách nào, đànhquay về ngủ trên giường của Lý Tứ. đương nhiên, trong tiểu thuyết cũngcó rất nhiều những câu chuyện, thường là Lý Tứ sau khi kể rõ đầu đuôingọn ngành, thì được gia đình Trương Tam tiếp nhận, và vợ của Trương Tam cũng vẫn ân ái mặn nồng như ngày nào, vẫn thản nhiên trước sau như một, nhưng những chuyện như thế này cuối cùng cũng khiến người ta cảm thấykỳ quái, dễ khiến người ta nghi ngờ bị người thứ ba lợi dụng, không chỉchen chân vào, mà còn thay thế luôn cả người chồng xui xẻo kia.

Mượn xác hoàn hồn mà gây ra đa số những chuyện lằng nhằng thì chỉ có loạinày, không chỉ thấy trong tiểu thuyết, bút ký, thậm chí còn thấy cảtrong chính sử. Ví dụ như Kim sử. Ngũ hành đức có một truyện:

Kim Thế Tông đại định chính nguyệt năm 13, thượng thư tỉnh tấu: “Uyển BìnhTrương Hiếu Thiện có người con trai tên Hợp Đắc, bệnh chết vào tháng Banăm Đại Định thứ mười hai, sau được sống lại, chạy đến nói là con traiVương Kiến tên Hỷ Nhi, nhà ở Lương Hương, mà Hỷ Nhi đã chết từ ba nămtrước, Kiến kiểm tra mọi chuyện xảy ra trong nhà, Hỷ Nhi đều có thể nóirõ tỏ tường. Thiện này đã mượn xác hoàn hồn, trở thành con của VươngKiến.”

Hỷ Nhi người huyện Lương Hương, chết từ ba năm trước,nhưng lại mượn xác của Trương Hợp Đắc người huyện Uyển Bình để sống lại, hai huyện này cách nhau không xa, khoảng như trong và ngoại thành BắcKinh ngày nay. Sự việc kinh động đến chính quyền của tỉnh, là bởi vìchuyện này đã gặp nhiều trong những tiểu thuyết kỳ quái, đến khi thực sự xảy ra ngoài đời thế này, lại liên quan đến rất nhiều những vấn đềtrong thực tế, quan trọng nhất chính là quyền thừa kế tài sản và địa vị. Thượng thư tỉnh thì cho rằng, nếu đã là mượn hồn thì nên trả Trương Hợp Đắc về cho Vương Kiến. Nhưng xem ra Kim Thế Tông có vẻ suy nghĩ cẩnthận, chu đáo hơn những vị đại thần kia, ông ta sợ rằng nếu để chuyệnnày lộ ra ngoài, thì không khéo trong nhân gian sẽ lại xuất hiện rấtnhiều những sự việc mượn xác hoàn hồn khác nữa, người nào đó vừa ngủ một giấc, khi tỉnh lại lập tức trở thành con trai của vị đại tài vừa mớimất, điều đáng sợ hơn là, ngộ nhỡ có người nào đó nói cha, mẹ, hoàng tử, công chúa của hoàng đế mượn xác ông ta để hoàn hồn, thế thì chẳng phảisẽ còn đáng giá hơn cả sự mua bán của Lã Bất Vi hay sao! Vì vậy, đúngnhư những gì Kỷ Quân từng nói, trong dân gian khi lại phát hiện những sự việc như trên thì “quan phủ khi xử án này, căn cứ vào thể xác không căn cứ vào linh hồn”. (Quyển bốn Duyệt vi thảo đường bút ký) mà sau này mặc dù trong chính sử cũng có ghi chép lại việc mượn xác hoàn hồn, như Minh sử. Ngũ hành chí: “Tháng Tám năm Hồng Vũ hai mươi bốn, phụ ty long mônHà Nam tên Mẫu Đơn mất đã ba năm, mượn xác của Viên Mã Đầu tái sinh”,nhưng họ chỉ bình luận đấy là việc yêu dị mà thôi.

Nhưng nếu nóicách khác, Trương Tam chết rồi, linh hồn của Lý Tứ chiếm thể xác củaTrương Tam, vậy thì có thể đường đường chính chính và nhà của TrươngTam, vào phòng, lên giường, chỉ cần bản chủ không nói, thì không ai cóthể nghi ngờ việc Trương Tam bị hồn người khác mượn mất xác, mà cho dùcó nói, e là cũng chẳng có ai tin. Trong truyện Mượn xác hoàn hồn ởquyển sáu cuốn Dực quynh bại biên do Thang Dụng viết về một nho sinhgià, tuổi đã ngoài bảy mươi, gia cảnh nghèo khó. Một tối khi đang nằmtrên giường cùng vợ, mơ thấy mình ngã lăn xuống dưới, có lẽ là đã chếtrồi. Nhưng không biết tại sao, linh hồn lại chạy sang thể xác của ngườikhác. Khi ông ta tỉnh dậy, “da thịt nõn nà, quần áo tinh tươm, thơm thosạch sẽ, không phải là loại vải thường. Trên giường có người nằm bêncạnh, đưa tay ra chạm vào người ấy, hoàn toàn không phải bà vợ già củamình, lật chăn ngồi dậy, người cùng giường cũng tỉnh, gọi người ở manglửa đến, thì ra người cùng giường chỉ là một thiếu phụ trẻ hơn hai mươituổi.” Một ông lão nho sinh nghèo khó, bỗng chốc trở thành công tử nhàgiàu, mặc dù bỏ lại người vợ già đáng thương, nhưng bản thân lại “cóđược rất nhiều điều tốt đẹp”. Còn chàng thiếu gia trước kia vốn mít đặc, nay tỉnh lại bỗng thơ văn đầy đầu, đối với nhà tài chủ này thì đây cũng là một may mắn lớn. Việc linh hồn của vị thiếu gia kia đang lưu lạcphương nào, tới nay không ai còn nghĩ đến nữa. Cái kết của câu chuyệncũng rất có hậu. Vị lão nho này “mỗi lần nhớ tới người vợ già ở kiếptrước, liền lén tới thăm nom”. Năm ấy ông ta đậu cử nhân, khi đến BắcKinh dự thi, lại đi đường vòng về thăm nơi ở cũ. “Thấy bà lão tóc bạctrắng, có hai đứa con nghèo khó, xác của mình còn chưa được chôn cất,cảm thấy buồn phiền mà bỏ đi.”

Những chuyện may mắn như thế không phải dễ gặp, nhưng có người gặp được lại chưa chắc cho nó là chuyệntốt. Trong Trường Thanh Tăng ở Liêu trai chí dị, một vị cao tăng đặcbiệt thâm nghiêm, sau khi chết linh hồn đột nhiên nhập vào xác một quýcông tử đã chết, khi tỉnh lại chỉ thấy “rất nhiều người da trắng tócxanh, tập trung tra hỏi”, từ đó lão tăng không dám mở mắt, không cả dámthở, thê thiếp của vị quý công tử đó cũng đành phải làm quả phụ sống giữ tiết, như thế này thật không phù hợp với cả hai bên. Nhưng trong hàngvạn cao tăng giống như vị cao tăng này cũng tìm được một người, trongmắt chúng sinh người đó rõ ràng là một quái vật, không thể trở thành tấm gương để người khác học tập.

3

Hình và hồn trong việc mượn xác hoàn hồn, tuyệt đại đa số khoảng cách giữa họ đều không xa,khi kết hợp khá thuận tiện, thậm chí còn có thể đi lại với nhau thânthiết như họ hàng. Thỉnh thoảng cũng có những trường hợp cách xa nhauhàng trăm dặm, nhưng cũng không gặp trắc trở gì, đã là âm dương hai thếgiới thì có thể liên hệ với nhau, cùng trong một làng, cùng trên địacầu, dù là ở cách xa trăm ngàn dặm thì cũng chẳng phải chuyện gì to tát.

Trong Động linh tiểu chí, Quách Tắc Vân viết về câu chuyện do một người đồngniên với ông ta là Hứa Tố Quân từng đích thân trải nghiệm qua. Tố Quânnhậm chức dịch bộ, từng có người Pháp mang công văn đến, một người ViệtNam đã chết nay sống lại, nhưng nói tiếng Trung Quốc, tìm phiên dịchđến, mới biết là người ở huyện Sơn Đông mượn xác hoàn hồn. Chính phủPháp cảm thấy chuyện này rất quái dị, nên yêu cầu triều đình nhà Thanhcử người đến Sơn Đông kiểm tra. Kết quả điều tra thế nào trong truyệnnày không đề cập đến, nhưng nhiều năm về sau, khi Quách viết Động linhtiểu chí, lại ghi lại chuyện mà người bạn thơ Dương Vị Vân từng kể.Dương nói năm đó anh ta đang làm sở trưởng sở tài chính Sơn Đông, có một vị chủ tịch huyện tới chơi, kể rằng ở một làng trong huyện có ngườinông dân, bệnh chết sau đó sống lại, giọng điệu buồn bã vô cùng. Ngườiđó vốn không biết chữ, đột nhiên lại có thể cầm bút viết sách, văn phong rất hay, tự nhận là một người Việt Nam nào đó mượn xác hoàn hồn. (Thờiấy Việt Nam và Triều Tiên giống nhau, những người tỏ tường văn tự chữaHán trong phần tử tri thức rất nhiều.) Dương Vị Vân cảm thấy chuyện nàykhá hiếm, liền lệnh cho huyện lệnh giải người quê ở Sơn Đông đó tới,cung kính hỏi thăm. Dương nghe người ta nói người Việt Nam giỏi việckhoan giếng, nên hỏi người đó có biết hay không, người này nói rằng mình có thể tìm mạch nước, cũng có thể khoan giếng. Xem ra hai chuyện nàychỉ là một, người Sơn Đông và người Việt Nam kia không ngại vạn dặm xaxôi, đã hoán hồn đổi xác cho nhau. Giải thích cho việc này cũng khôngphải khó khăn gì, chỉ cần để Diêm Vương Trung Quốc và Diêm Vương ViệtNam gặp nhau, đổi lại hồn cho hai người bọn họ là xong.

Bình thường mà nói, chỉ xét riêng về phần “linh hồn” thì việc mượn xác tái sinh của nó chỉ có lợi mà không có hại.

Một linh hồn vốn đã bị chôn vùi dưới đất sâu nơi âm tào địa phủ, có thể tựdo quay lại trần gian nhập vào thân phận của một người, việc này khôngthể không nói là việc vui bất ngờ, mà đôi khi còn là đại hỷ, cùng lắmthì hai bên chủ khách nhất thời có chút sợ hãi và ngượng ngạo. Cho dùđịa vị từ giàu có trở thành bần hàn, nhưng sống nghèo khổ thì vẫn hơn là chết sung sướng, cũng chưa nghe có trường hợp nào vì chuyện này mà tựsát. Điều đau khổ và tương đối ảnh hưởng tới nhân tình thế thái, khôngphải việc từ người giàu có trở thành người nghèo hèn, mà là sự thay đổivề hình dạng. Giống như Lý Thiết Quả, từ tiên phong đạo cốt trong nháymắt trở thành một kẻ vừa xấu vừa tàn tật, ông ta là thần tiên, điều đókhông ngăn cản ông ta du ngoạn nhân sinh, có thể “chân nhân không lộtướng”, quan trọng nhất là ông ta không có vợ và bạn bè để nhận ra hìnhdạng của mình, vì vậy cũng chẳng cảm thấy có gì không thích hợp. Nhưngvới người phàm trần thì không thể thế. Trong truyện Thổ nhân giáp ởquyển U minh lục do Lưu Nghĩa Khánh viết có kể chuyện xảy ra vào nămNguyên Đế thời đầu Đông Tấn. Thổ Nhân Mỗ Giáp, bạo bệnh mà chết. Lên đến trời (khi đó vẫn còn quan niệm về Thiên đế Tư Minh), Tư Minh lão giaphát hiện anh ta chưa đến số chết, vội vàng trả anh ta về lại dương thế. Nhưng chân của Mỗ Giáp lại giở chứng, không đi được. Mấy tên âm sai bắt đầu nổi cáu, bởi vì nếu Mỗ Giáp bị đau chân không kịp quay về dươnggian, thì họ sẽ phải ngồi tù oan. Thế là hỏi ý kiến tư mệnh. Tư mệnh suy nghĩ hồi lâu, nói: “Cũng may vừa có tên Hồ Nhân Khang Ất, nhà ở TâyMôn, cách nhà Mỗ Giáp không xa. Chân của tên ấy rất khỏe, đổi cho nhau,cả hai chẳng ai tổn hại gì.” Nhưng tên Hồ Nhân này ngoại hình rất xấu,đôi chân đó đặc biệt trông rất kỳ dị, Mỗ Giáp không chịu đổi. Quỷ sainói: “Nếu ngươi không đổi, thì phải ở đây lâu đấy.” Mỗ Giáp chẳng còncách nào khác, đành phải đồng ý. m sai lệnh cho hai người nhắm mắt lại,trong giây lát, chân của hai người được đổi cho nhau. Sau khi Mỗ Giápsống lại, vừa nhìn xuống đôi chân, quả nhiên đã đổi thành chân của Khang Hồ rồi, lông lá rậm rạp, mùi hôi thối bốc lên. Mà Mỗ Giáp vốn là ngườihay tự trách thương bản thân, nên đến ngay cả chân tay cũng xót xa vôtận, giờ thành ra bộ dạng thế này, tự nhiên buồn bã muốn chết. Cũng mayngười nhà nói Khang Hồ còn chưa bị đem chôn, Mỗ Giáp liền đến nhà KhangHồ xem, nhìn thấy đôi chân của mình trên người Khang Hồ, bất giác khôngkìm được nước mắt tuôn rơi, thương xót một hồi cho đôi chân nhìn thì đẹp mà vô dụng đó. Chuyện phiền phức còn ở phía sau, thì ra con trai củaKhang Hồ là một người có hiếu, sau khi biết chuyện đổi chân, mỗi khi năm hết Tết đến, nhớ đến cha mình, lại không kìm được sự buồn đau, chạy đến phủ Mỗ Giáp, ôm lấy đôi chân với đám lông rậm rạp, hôi thối mà khóclóc. Thỉnh thoảng gặp Mỗ Giáp trên đường, người con hiếu thảo đó cũngvuốt ve đôi chân cha, khóc lóc không ngớt. Đôi chân đó vốn là của charuột người ta, nếu từ chối thì xem ra không được hay ho cho lắm, thế làMỗ Giáp đành tìm cách tránh, mỗi lần ra ngoài, đều lệnh cho người racửa, nhìn trước ngó sau, tránh con trai của Khang Hồ đột ngột xông ra…

Mới chỉ đổi chân thôi mà đã như thế rồi, nếu đổi cả thể xác của Khang Hồthì con ông ta còn thế nào nữa? Mượn xác hoàn hồn, bản chất của việc này không tồn tại tính không xác định, số lượng những cô gái thôn quê baogiờ cũng nhiều hơn những cô nương trong hoàng cung, chắc các vị mượn hồn cũng không vì chuyện này mà nảy sinh những suy nghĩ khác, mà nhữngngười đẹp trai, râu rậm chỉ là số ít thôi, nhưng một khi nhập vào xácmột người râu rậm, cho dù bản thân có chấp nhận, thì vợ cũng chưa chắcđể ông ta vào nhà. (Trong truyện Linh Bích nữ mượn xác hoàn hồn ở quyểnmột Tử bất ngữ do Viên Mai viết, nói về linh hồn của Tuấn Tiếu sau khinhập vào thể xác của một người phụ nữ xấu, lại có thể biến người phụ nữxấu đó thành người phụ nữ đẹp, nhưng những ví dụ có thể biến cũ thànhmới thế này quá ít, tốt nhất đừng ôm hy vọng thì hơn.) Nhưng đây khôngphải thứ khiến chủ nhân của nó khó chịu nhất, nếu để linh hồn của namnhập vào xác của nữ thì thế nào? Xảy ra trường hợp đó không thể khôngkhiến người ta nghĩ đến cảnh ngộ của Lâm Chi Tường ở trong vương quốc nữ nhi.

Truyện Tuần kiểm phụ hồn trong quyển bảy cuốn Cô Thặng doNữu Tú viết, có ghi lại một câu chuyện xảy ra vào thời Khang Hy. Ở huyện Hà Nguyên, ti Lam Khẩu có tuần kiểm Vương Học Cống, sau khi chết khônglâu, người con gái chưa xuất giá của ông ta vì khóc thương cha mà sinhbệnh, mấy ngày sau cũng chết. Nhưng khi đang cho cô ta vào trong quantài, thì cô ta đột nhiên ngồi dậy, tự nhìn xuống cơ thể mình nói: “Ta là Vương tuần tư, sau lại ăn mặc như con gái thế này?” Thì ra Vương HọcCống dương thọ chưa hết, nên được trả về dương gian, phụng mệnh DiêmVương, mượn luôn thi thể con gái của ông ta. Vốn Diêm Vương có ý tốt,không ngờ, cô gái duyên dáng khuê các này lại cởi bỏ vải buộc chân, cắtđi mái tóc dài của mình, thế cũng không có gì làm lạ, lạ là cô ta tìmtới gặp huyện thái gia, yêu cầu khôi phục lại chức cũ cho cha mình.

Trong Duyệt vi thảo đường bút ký do Kỷ Quân viết, ghi lại một truyện có những thành phần ác bá. Chuyện này xảy ra vào giữa năm Càn Long ở thị bộ viên ngoại trưởng công thái gia. Nhà ông ta có một đầy tớ, mới hơn hai mươituổi, trúng gió mà chết, ngày hôm sau lại sống lại. Nhưng từng lời nói,hành động của chị ta lại giống hệt như nam nhi, gặp chồng cũng không cóvẻ gì là tỏ ra quen biết. Sau khi mọi người nghiên cứu tìm hiểu nguyêndo, chị ta mới nói mình vốn là đàn ông, sau khi chết xuống âm phủ, phánquan kiểm tra thấy dương thọ của anh ta chưa hết, nên theo lý phải đượchoàn dương, nhưng có một điều kiện, phải trở thành nữ nhi, thế là trongnháy mắt đã thấy nằm trên giường người khác. Lại hỏi tới danh tính, quêquán của chị ta, chị ta kiên quyết không chịu nói, người khác biết ngaycó ẩn tình, cũng không truy hỏi nữa. Đến tối, chồng kéo chị ta vàogiường, nói thế nào chị ta cũng không chịu thuận theo. Nhưng chồng chịta thoạt nhìn thì tưởng người lỗ mãng, nhưng lại là một hảo hán khôngtin vào tà ma, cuối cùng cũng khiến chị ta phải nhìn nhận sự thật, trởlại làm phụ nữ. Từ đó mỗi lần vợ chồng ân ái xong, chị ta đều khóc lóckhông thôi, thút tha thút thít khóc cho tới sáng. Có người còn nghe thấy chị ta lầm rầm nói: “Lão phu đọc sách hơn hai mươi năm, làm quan bamươi năm có lẻ, sao lại phải chịu nỗi nhục này hả trời!” Nói thì nóithế, nhưng nhục thì vẫn phải chịu. Nghe nói cho tới tận khi chết, chị ta cũng không chịu tiết lộ chút tin tức nào về thân phận trước kia củamình, sợ tin truyền về quê cũ sẽ khiến “người thân đau lòng, mà kẻ thùthì hỷ hả.”

4

Đọc câu chuyện ở trên, cảm thấy âm phủphân phát thi thể cho việc hoàn hồn, cũng hoàn toàn không phải là tùy cơ hoặc tùy hứng. Cùng là hoàn hồn, trong nháy mắt liền xảy ra những biếnđổi lớn, hoặc rơi xuống vực sâu, hoặc bay lên tận mây xanh, thật khôngkhỏi khiến người ta phải cảm thán trước sự trớ trêu của tạo hóa. Thế làchủ đề trừng phạt cái ác, ca ngợi điều thiện bắt đầu thu hút sự chú ýcủa mọi người, từ đó việc nhân quả luân hồi không chỉ thêm một phươngthức nữa để thực hiện nhanh hơn, mà việc luân hồi này còn mang cả một ký ức hoàn chỉnh của kiếp trước, càng có ý nghĩa giáo dục hơn. Kết quả của hơn ba mươi năm làm quan là hằng đêm “nhẫn nhịn nỗi nhục của một kẻ nôlệ”, thì từ đấy có thể suy đoán được khi làm quan ông ta như thế nào.

Nhưng những câu chuyện có nội dung dùng việc mượn xác hoàn hồn để tuyêntruyền luật nhân quả còn có một phương thức khác, hòan toàn không liênquan gì đến linh hồn và thể xác của chủ nhân. Trong truyện Mượn xác hoàn hồn trong quyển ba Vọng vọng lục, kể về Mỗ Giáp nào đó là một đại tàichủ, bán hàng giá cao, mở cửa hàng cầm đồ, nhưng đối xử với người khácthì rất hà khắc. Ông ta đã hơn sáu mươi tuổi, sau khi thê thiếp lần lượt qua đời, chỉ còn lại một đứa con trai, giờ đang lâm trọng bệnh sắpchết. Hôm đó, canh ba nửa đêm, đột nhiên có người gõ cửa, thì ra là mang tiền đến lấy lại đồ đã cầm. Mỗ Giáp trong lòng đang buồn bực, liền mởmiệng quát mắng người kia, nói ngày mai hãy đến. Người đó nói: “Sáng sớm ngày mai thì đã đến thời hạn rồi, tôi phải gom góp mọi thứ mang đi bán, mới gom được đủ tiền, chính là muốn chuộc lại món đồ đó.” Mỗ Giáp suynghĩ nhanh, thầm tính toán con trai cũng sắp chết rồi, cả đời cắt da cắt thịt bách tính, vì tiền làm bao việc thất đức như thế, giờ còn giữ lạichút tiền đó để làm gì nữa. Hôm sau, ông ta trả lại hết những ruộng vườn và đồ vật mà người dân mang đặt, đốt hết những giấy ghi nợ đang cầmtrong tay. Nhưng con trai ông ta cuối cùng vẫn phải chết, ông ta ôm thithể con khóc lóc, đến nửa đêm vẫn còn ngồi trước linh cữu rơi nước mắt.Đột nhiên, có một người đẩy cửa đi vào, ông ta ngẩng đầu lên nhìn, nhậnra đấy là người thường xuyên tới tìm ông ta vay nợ. Người đó nói: “Contrai ngài là một quỷ đòi nợ, sau khi đòi hết những gì ông nợ anh ta từkiếp trước rồi thì đương nhiên phải đi, vì vậy ông cũng đừng đau buồnquá. Tôi thấy ông trượng nghĩa, nguyện làm con trai ông, sống cùng ôngnốt những năm còn lại.” Nói xong, người đó biến mất, cùng lúc đó thi thể trên giường cũng sống lại. Ngày hôm sau, Mỗ Giáp đến nhà người đó nghengóng, mới biết người đó đã chết tối qua, còn con trai ông hiện giờ làdo anh ta mượn xác hoàn hồn.

Trong quyển ba cuốn Hữu đài tiênquán bút ký do Du Việt viết có một truyện, được viết cũng khá kỳ diệu. Ở Tô Châu có một người đàn ông mất đi đứa con trai trong lần loạn lạc năm 1860, nhưng trong trận loạn đó lại thu nhận một đứa trẻ bị lạc cha mẹ.Sau trận loạn lạc, ông ta trở về quê cũ, nhận đứa trẻ đó làm con nuôi,còn lấy vợ cho con. Nhưng thật không may người con nuôi cũng chết, hômấy, đúng lúc chuẩn bị nhập quan, thì người con nuôi lại sống lại, váicha, nói: “Ly biệt cha mẹ đã lâu, cha mẹ vẫn khỏe chứ?” Động tác vàgiọng nói ấy, chính là của đứa con ruột ông ta. Khi hỏi kỹ lại, ngườicon này nói sau khi bị lạc, lưu lạc tới một vùng đất nào đó, sau khiloạn lạc qua đi, mới nhờ thuyền người ta về lại nhà. Đang nói, thì ngoài cửa có người đi vào, thì ra chính là “người ta” mà con trai ông vừanhắc đến, nói: “Tôi đưa con ông về nhà, không ngờ vừa vào đến cửa, conông lâm bạo bệnh mà chết rồi, giờ thi thể của anh ta vẫn ở trên thuyềntôi.” Lúc này ông ta mới hiểu, thì ra linh hồn của con đẻ mình mượn xáccủa con nuôi để tái sinh.

Xem qua thì tình tiết của hai câuchuyện này rất giống nhau, nhưng nếu đọc kỹ thì cách hồn mượn xác tronghai câu chuyện lại khác nhau. Mặc dù là “mượn xác hoàn hồn” nhưng chủthể trong hai câu chuyện đó vẫn là ma. Câu chuyện đầu tiên không giốngthế, chỉ cần da thịt là của con trai, còn bên trong là linh hồn của ai,thì cũng vẫn là con trai tôi, thế thì không phải là “mượn hồn sống lại”sao? Căn cứ vào quy tắc từ trước tới nay của những câu chuyện kiểu này,thì việc đứa con trai sống lại lưu luyến không quên được “nhà cũ” củalinh hồn mình, anh ta nên chủ động đi thăm bố mẹ cũ, vợ con mình, nếu ởđây có ý gì đó liên quan tới việc “báo ứng”, thì chính là việc anh từmột kẻ nghèo rớt mồng tơi đột ngột thành người giàu có, đầy đủ. LươngCông Thần đã đưa ra suy nghĩ cảm thán của mình ở phần kết của câuchuyện, nói rằng: “Đứa con đòi nợ đi rồi, đứa con trả nợ đến, cùng trong một cơ thể, thiện ác chỉ báo ảnh hưởng là ở đây.” Đương nhiên, cũng cóthể suy nghĩ về câu chuyện này từ một góc độ khác, lão tài chủ tham lamcả đời, kết quả cuối cùng là, con quỷ đòi nợ đi rồi, lại thấy một conquỷ đòi nợ khác đến, chỉ có điều con quỷ này sẽ ở lại mãi, không đi nữa. Suy nghĩ lương thiện một chút, đứa con được sống lại nhờ linh hồn củangười khác, nghĩ đến những người nghèo bị ông ta hại cũng không ít, ôngtrời thế là cũng không xử tệ với ông ta rồi.

Câu chuyện thứ hainhìn từ góc độ báo ứng thì có vẻ hợp lý hơn, đứa con trai mà ông lão bịlạc mất, vẫn chưa biết sống chết thế nào, vì vậy ông ta nhận nuôi concủa người khác cũng là một hành động cao đẹp, cuối cùng con giả biếnthành con thật, coi như người tốt được báo đáp rồi. Nhưng có một lỗ hổng lớn, khiến toàn câu chuyện không có tính kết nối cho lắm. Mặc dù con đẻ đồng ý hoàn hồn rồi, ngoài cửa là thi thể của chính mình, bề ngoài hoàn chỉnh không thiếu thốn gì, nội tạng bên trong vẫn tươi mới như cònsống, hà tất phải đi mượn thể xác của người khác? Nếu Du Khúc Viên cũnggiống Lương Công Thần hứng chí đưa ra nhận xét, nói rằng: “Con đẻ vềrồi, con nuôi cũng không chịu đi, con đẻ, con nuôi hợp trong một thânthể.” Có thể như thế cũng khiến câu chuyện rõ ràng hơn. Huồng hồ bêncạnh đó còn có con dâu ông ta nữa, nếu con đẻ ông ta không mượn xác củacon nuôi, không những phải xây một căn nhà khác, mà cưới con dâu kháccũng phải tốn mớ tiền nữa.

Kiểu quả báo xảy ra trong đề tài mượnxác hoàn hồn này, hình như xuất phát từ sự sáng tạo của những người ởđời Thanh, còn trước đó chưa từng nghe qua.

/40