Thủy Bắc Thiên Nam

Chương 1: Mở đầu

/6



Mở đầu


Trên sông Châu Giang ở Nghiễm Châu có bảy cây cầu ứng với bảy phong thái khác nhau, cây cầu đầu tiên ở hướng Tây gọi là cầu Nhân Dân.

Trong bảy cây cầu, nó được xem là cây cầu bình thường nhất, xây dựng sơ sài, cũng không có truyền thuyết về sự xuất hiện, trong ánh hoàng hôn, cây cầu chỉ mãi một vẻ trầm tĩnh cổ xưa.

Nhưng nếu đi tiếp một dặm hướng về phía Tây cầu Nhân Dân, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đêm đẹp nhất thành phố này.

Nước sông vỗ bờ không ngừng nghỉ lặng lẽ chảy xuôi.

Mỗi khi màn đêm buông xuống, con sông sâu thăm thẳm mênh mang dập dìu từng lớp sóng nhỏ; núp dưới hàng cây xanh biếc ven bờ là hàng trăm hàng ngàn ánh đèn sáng lấp lánh giống như một chiếc đai ngọc xanh phỉ thúy, vô cùng xinh đẹp và rực rỡ.

Ở phía Bắc cầu Nhân Dân, cuối con đường dọc theo bờ sông là một tòa nhà cao chọc trời thấp thoáng giữa rừng cây, đây chính là khách sạn Thiên Nga Trắng được xây dựng trên nơi giao nhau của ba con sông đẹp nhất, chỉ đi hết con đường thì sẽ tới được cửa chính của khách sạn 5 sao này.

Cách con đường đi vào khách sạn không xa có một cây cầu dạng vòm nho nhỏ, bên kia cầu là đảo Sa Diện, đi dọc theo con đường quanh co cành lá xum xuê sẽ thấy một đại sứ quán với lối kiến trúc đậm nét phương Tây hòa với khung cảnh vô cùng yên tĩnh vắng lặng, trước kia, nơi đây vốn là thuộc địa của nước Anh.

Đi bộ thêm năm phút sẽ thấy một nhà hàng Thái ở phía bên tay trái và một quán bar theo phong cách Hồng Kông cùng có tên là Lan Quế Phường, nơi này tuy hẻo lánh lặng lẽ nhưng kinh doanh rất tốt, đến bữa trưa cũng cần phải đặt trước mấy ngày liền; ở giữa Lan Quế Phường và con đường dọc bờ sông dành cho các cặp tình nhân là một khoảng không rộng lớn được bao quanh bởi cây xanh, đó là một sân quần vợt, dù cho đêm xuống cũng sáng đèn như ban ngày, rất nhiều người đến đây để chơi thể thao.

Đi qua Lan Quế Phường là một nhà hàng thanh nhã kiểu Tây Âu có tên là LUCY được mở ra từ những năm 80, bà chủ của LUCY tên là Ruth, nghe nói lúc mở nhà hàng bà chủ chỉ mới 18 tuổi, là một cô gái Hồng Kông giàu có.

Lại đi tiếp sẽ đến Vườn Hoa Hồng, gọi là Vườn Hoa Hồng nhưng không hề có hoa hồng, thực ra cổng vào khu vườn sẽ hợp với phòng ăn ngoài trời của nhà hàng thành một công viên, phải đi qua một quãng đường dài tới bờ sông mới là nơi kinh doanh thực sự của Vườn Hoa Hồng, nơi có những cái bàn gỗ thô được đặt dọc theo bờ sông. 

Trước kia, Vườn Hoa Hồng là một bãi đỗ xe rộng lớn.

Dọc theo bãi đỗ xe đi đến cuối con đường là cửa bên hông của khách sạn Thiên Nga Trắng. Đại sảnh khách sạn này có quang cảnh độc đáo nhất vùng này, thác nước lởm chởm đá, rừng hoa hướng dương xanh biếc, cá chép Hà Lan dưới cầu uốn khúc, chỉ cần đẩy cửa đi vào là có thể cảm nhận được luồng khí thanh mát phả vào mặt, tựa như trở về chốn tự nhiên nguyên thủy hoang sơ nhất.

Toàn bộ mặt tường của khách sạn hướng về phía cầu Nhân Dân được trang trí bằng đèn nê-ông lớn, vào những ngày lễ lớn khác nhau sẽ có những cách thức trang trí độc đáo riêng biệt, ánh sáng lung linh bảy màu dưới bóng đêm, màu xanh sẫm từ rừng cây rậm rạp, ánh sáng giống như bảy sắc cầu vồng ngâm mình vào lòng nước tựa như ngọc lưu ly trong suốt, thêm nữa, những chiếc du thuyền mang theo ánh sáng xinh đẹp sặc sỡ như cánh bướm thỉnh thoảng tới đây khiến cho ai ai cũng cảm thấy đây là khung cảnh lộng lẫy nhất trần đời.

Cách con sông, ở phía nam cây cầu Nhân Dân, đối diện với Thiên Nga Trắng là một công viên kiểu mở, có cây cối xanh tươi râm mát, gốc đa cổ xưa sừng sững và con đường mòn thẳng tắp.

Từ công viên này đi về phía cầu Nhân Dân, khoảng một dặm đường Điêu Lan Ngọc Thế vô cùng rộng rãi thoáng đãng, hương sắc đầy vườn, ghế ngồi thoải mái, bầu không gian yên tĩnh tự nhiên, tầm nhìn khoáng đạt hướng về phía con sông xa xa, hình ảnh cánh buồm nho nhỏ làm cho lòng người bỗng vui vẻ thoải mái hẳn lên.

Bên ngoài vườn hoa là bốn đường xe chạy dài thẳng tắp tới đường Tân Giang Tây, bên kia đường là quán Nghiễm Châu, mới sáu giờ sáng đã có người đứng ở bên ngoài chờ nó mở cửa, đến đây có thể gọi một chung trà hay mấy món điểm tâm tinh xảo, đều là những món quà sáng của tỉnh Quảng Đông.
(Chú thích: thật ra trong bản convert là quán rượu Nghiễm Châu)

Đi tiếp sẽ thấy cao ốc Hải Thiên với hơn 30 tầng lầu màu lam nhạt do một người Hồng Kông thiết kế, bề ngoài trông giống như một cái cột lăng trụ bình thường, nhưng bên trong thì được thiết kế vô cùng kì lạ, mỗi một tầng có 16 hộ, cách mấy tầng lại được thiết kế thêm một nền tảng chống đỡ, đảm bảo cho tất cả các hộ gia đình trong cao ốc đều được thông gió và ánh sáng đầy đủ, hơn nữa tòa cao ốc lại nằm bên cạnh dòng sông, thế nên chỉ cần đưa tay đẩy cửa sổ là có thể thấy được phong cảnh đẹp đẽ vô cùng.

Khách sạn Thiên Nga Trắng đối diện con sông, Lan Quế Phường, sân quần vợt,… Tất cả đều được thu hết vào tầm mắt.

Tất cả các công trình kiến trúc trên đoạn bờ sông Tân Giang Tây này đều đã cũ kĩ lạc hậu, chỉ trừ cao ốc Hải Thiên.

Bên sườn phía sau tòa cao ốc là khu kí túc xá cao mười mấy tầng của một công ty nước ngoài.

Đi qua cao ốc Hải Thiên là mấy quán ăn địa phương, gọi là quán rượu lão Hoa, hồi trước cũng có mấy quán rượu liên tục đổi tên, đi thêm một đoạn nữa tới cạnh chân cầu, trước kia, ở đây vốn tồn tại những câu lạc bộ đêm thu được nhiều lợi nhuận nhất, từng tiếp đón vô số thương nhân nổi tiếng, quan cao quý tộc, thế nhưng hôm nay chỉ còn dư lại đúng một tòa nhà năm tầng loang lổ và phế tích của bãi đỗ xe đổ nát.

Từ chân cầu bước từng bước đi lên theo một thềm đá nghiêng thô sơ thì sẽ lên tới trên mặt cầu.

Bóng người nhỏ bé mơ hồ đứng ở giữa cầu lặng ngắm dòng sông, vào đêm Giao thừa hằng năm luôn có hàng trăm hàng vạn pháo hoa được bắn lên không trung từ nơi đây.

Đến lúc trời sáng, nó lại trở về là thành phố sầm uất ngập màu khói, tựa như dải Ngân Hà rải xuống Trái Đất những phép màu mê hoặc.

May thay, ngay tại khoảnh khắc dư âm cuối cùng tan biến, tựa như một truyền thuyết huyền ảo thần bí, vẫn phải trở về với hư không.



/6